3.2.1.3.Tranh minh hoạ cho những câu thơ:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 125 - 127)

3.2.Tác phẩm họa về Kiều trong cảm hứng của người đời sau:

3.2.1.3.Tranh minh hoạ cho những câu thơ:

(Trích từ quyển Truyện Kiều và tuổi trẻ-Nhà xuất bản Pari,1998)

Hoa sĩ Tứ Duyên vẽ 19 bức tranh. Các bức họa có chính có phụ, có đậm có nhạt có, tĩnh có động, cổ cận cảnh có viễn cảnh. Tất cả đều được phối trí rất hợp lý và phù hợp. Những bức

126

tranh trên không chỉ phù hợp nội dung từng câu thơ mà còn rất đạt trên nhiều phương diện: trang phục, nét riêng của từng nhân vật, chọn cảnh, bố cục. Những phụ cảnh như màn trúc, bàn ghế, đẩu, ống đố... đúng với thời đại nhân vật đang sống. Cảnh Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường là một b ức vẽ ấn tượng..

Ngoài những thành công trên, có một số bức vẽ không sát với nội dung câu thơ, chẳng hạn như bức tranh "Khách đà lên ngựa người còn ghé theo" tác giả lại vẽ Kim trọng ghé theo. Bức hoa về Tú Bà chưa thấy được cái dáng vẻ “Ăn gì to lớn đẩy đà làm sao". Nhân vật Mã Giám Sinh với dáng hình và lối ngồi "tót" chưa được thể hiện rõ.

3.2.1.3.2.Tranh của hoạ sĩ NguyễnThị Hợp:

(Trích từ Kim Vân Kiều truyện- nhà xuất bản Khai Trí Sài Gòn)

Nguyễn Thị Hợp cũng đã vẽ 12 bức tranh minh hoa. Lối vẽ của Nguyễn Thị Hợp khác với lối vẽ của Tú Duyên. Tú Duyên vẽ theo kiểu đậm nhạt rõ mờ rất sinh động, còn Nguyễn Thị Hợp chủ yếu sử dụng hai loại màu đen trắng, sử dụng đường nét kết hợp với hình khối đậm. Hoa sĩ Hợp dùng những mảng khối quá đậm làm mất đi những đường nét mang tính chất chi tiết.

3.2.1.3.3.Tranh của Song Yên:

Trong quyển « Viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều » của Nguyễn Trí Tích - nhà xuất bản Thanh niên, 2001 có in 4 bức tranh của Song Yên -Thấy người nằm đó biết sau thế nào, Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa, Bầu tiên chuốc rượu, câu thần nối thơ, Bắt phong trần lại phong trần và 2 bức thư pháp »Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp TốNhư”, «Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài».

Song Yên là người giỏi về thư pháp cho nên tranh của ông mang đậm chất thư pháp. Sử dụng phối hợp hai bút pháp trong một bức tranh, Song Yên đã tạo ra những bức tranh độc đáo và lạ mắt.

3.2.1.3.4.Tranh của hoạ sĩ Phạm Thu Thương:

Quyển Kim Vân Kiều (Nhà xuất bàn văn học Pari, 1951) có một bức tranh in một bức hoa của hoa sĩ Thu Thương, Đây là bức tranh về cảnh "Long lanh đáy nước in trời. Thành xây khói biếc non phơi bổng vàng”. Bức tranh được phối màu khá sinh động. Tác giả chọn gam màu

127

cam rất phù hợp với bức tranh mùa hè. Có thể xếp bức hoa này vào nhổn những bức hoa thuộc trường phái ấn tượng.

3.2.1.3.5.Tranh của hoạ sĩ Vũ Cao Đàm:

Cũng trong quyển Kim Vân Kiều (Nhà xuất bản Pari,1951) có in một bức tranh của Vũ Cao Đàm- tranh vẽ cảnh Kim Trọng trả kim thoa và trao nhẫn cho Thúy Kiều. Trong bức tranh này tác giả dùng nét mờ, sử dụng nhiều màu nhưng chủ yếu là găm màu xanh.

3.2.1.3.6.Tranh của hoạ sĩ Phạm Cung:

Trong quyển "Historire de Thúy Kiều" của Nhà xuất bản văn hoa có in 10 bức tranh của hoa sĩ Phạm Cung. Hoa sĩ Phạm Cung sử dụng nhiều tới mảng khối. Đường nét ít nhưng đậm. Đây là loại tranh minh hoa cho câu thơ cho nên dù nhân vật hiện lên loáng thoáng nhưng người xem vẫn cổ thể phân bi ệt từng nhân vật trong từng hoàn cảnh cụ thể. Dường như ông muốn lạ hoá tranh của mình để tạo ra phong cách riêng gây hứng thú cho người xem.

3.2.1.3.7.Tranh của hoạ sĩ Huy Tiến:

Trong quyển Truyện Kiều do Nhà xuất bản Đà N ẩng xuất bản có in 17 tranh của Huy Tiến. Trong những bức tranh này, nhân vật có vai trò chính yếu còn phụ cảnh có vai trò thứ yếu. Có một số bức tranh, hoa sĩ chưa làm rồ nét khác biệt giữa các nhân vật, chưa thể hiện được chiều sâu nội tâm của nhân vật trong một hoàn cảnh cụ thể . Bức tranh "Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về", người xem rất khó phân biệt đâu là Thuý Kiều và đâu là Thúy Vân hoặc bức tranh "Ôi Kim Lang ! Hỡi Kim Lang ! Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây", nỗi đau quặn lòng của Thúy Kiều chưa được thể hiện. Nhìn chung, các bức vẽ của hoa sĩ Huy Tiến chưa thật đặc sắc chỉ minh hoa được một phần câu thơ.

3.2.1.4.Truyện tranh:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)