3.1.4.Chất họa thể hiện qua bức tranh tùng:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 120 - 122)

học để tả lại một bức hoa đích thực do chính tay Kim Trọng vẽ và Thúy Kiều đề thơ. Vì thế chất hoa càng trở nể n đậm đặc:

Trên yên, bút giá thi đồng, (397) Đạm thanh một bức tranh tùng treo trên. (398) Phong sương được vẻ thiên nhiên, (399) Mặn khen nét bút, càng nhìn càng tươi. (400) Sinh rằng .-"phác hoa vừa rồi, (401) Phẩm đề, xin một vài lời thêm hoa." (402)

Bằng hai câu thơ ba hình ảnh:gió- sương -tùng, Nguyễn Du đã tả được một bức tranh thúy mặc do chính tay Kim Trọng vẽ. Bức tranh rất sinh động được thiết kế trong một bố cục thông thoáng. Nhìn từ góc độ thẩm mỹ cây tùng là một loài cây đẹp, khoẻ khoắn, vững chải. Cây tùng

121

càng trở nên giàu ý nghĩa và ấn tượng hơn khi nó được đặt trong bối cảnh cố những đường nét vận động cửa gió và bức phông làm nền mờ ảo của sương. Kim Trọng khá thận trọng và cân nhắc khi phối màu. Xanh nhạt- vàng phai nằm trong nhóm màu dịu nhẹ, "Vàng và lơ: hai màu này cho cảm giác xa hơn đỏ nhưng cũng tương phản mạnh. Sự dịu nhẹ do cảm giác tâm lý và do giá trị màu gây nên" [50,85]. Sắc màu"nhạt, phai" còn tạo được ấn tượng phong trần, gió sương. Nhờ lối phối màu này bức vẽ trở nên tự nhiên, giản dị nhưìig vẫn hàm sức. Trong nghệ thuật tự n hiên đồng nghĩa với điêu luyện.

Giá trị ý nghĩa của bức tranh vượt ra ngoài những nét vẽ, sắc màu vốn có vì"Mặn khen nét bút, càng nhìn càng tươi". Cái tươi đó chính là cái thần của bức tranh và chỉ xuất hiện dưới ngòi bút của những thiên tài hội hoa. Cái tươi đó còn là cái tươi của tâm hồn người xem tranh và người vẽ tranh gởi gắm. Dường như có sự đồng nhất về quan niệm thẩm mỹ và thị giác thẩm mỹ giữa chàng Kim và cô Kiều.

Khi nói đến nhạc, Nguyễn Du dùng đến ngôn ngữ âm nhạc nhưng khi nói đến hoa, ông lại dùng đến ngôn ngữ của hội hoa. "Sắc thái đạm thanh vốn là đặc điểm chung của những bức tranh tranh thuỷ mặc, tranh quốc hoa, tranh thuốc nước cổ, hơn nữa nó còn là thị hiếu chung cái goôt của nghệ thuật phong kiến ở Trung Quốc và Việt Nam" [23,163].

Có chăng cây tùng trong bức tranh chính là bóng hình của Kim Trọng, một chỗ dựa đáng tín cậy mà bức thông điệp muốn gởi đến nàng Kiều? Trong thơ văn cây tùng tượng trưng cho người quân tử cổ khí phách, hiên ngang vững vàng trước mọi thử thách của cuộc đời. Nguyễn Trãi cưng đã từng bộc bạch khí phách của mình trong bài thơ "Tùng" (Thu đến cây nào chẳng lạ lùng, Một mình lạt thuở ba đông. Lâm tuyền ai rặng già làm khách, Tài đống lương cao ít cả dùng ). Cũng với ý nghĩa ấy, Nguyễn Công Trứ có bài thơ "Vịnh mùa đông” (....Bốn mùa ví những xuân đi cả. Góc núi ai hay sức lão từng).

Bức họa ngoài việc giúp ta hiểu được tài năng hội họa của chàng Kim, tài thơ của Thuý Kiều mà còn hiểu được quan niệm về nghệ thuật của Nguyễn Du. Thi hào không thích những gì

lè loẹt, phô trương, ồn ào chỉ thích những gì nhẹ nhàng kín đáo trầm lắng nhưng sâu sắc. Cũng

là bức họa, nhưng bức họa trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đơn sơ hơn rất nhiều: "Bức vẽ này màu xanh nhạt vàng phai, nét bút rất khéo mà sao không đề vịnh?"[83,63]

122

Tính chất “Thi trung hữu họa" trong tác phẩm Truyện Kiều rất nhiều nhưng không có

nghĩa là đoạn thơ nào cũng có. Những đoạn thơ giàu chất tự sự, đối thoại, trần thuật sự việc

hầu như không có. Có chăng chỉ là một vài nét ở một hai câu thơ. Những đoạn thơ tả chân

dung nhân vật, tả phong cảnh, chất hoa gần như đậm đặc còn những đoạn tả cảnh sinh hoạt

chất hoa lúc đậm lúc nhạt

Nếu lấy đường nét làm điểm tựa, ta nhận thấy rằng những bức tranh tả cảnh ngụ tĩnh thường cổ đường nét mềm mại thông thoáng hem so với những bức tranh tả cảnh Kiều bị đày

đoa, cảnh xử án... Nếu lấy sắc màu làm cơ sở so sánh, ta lại thấy những bức tranh tả phong

cảnh thường nặng màu sắc nhẹ đường nét, ngược lại những bức tranh tả cảnh sinh hoạt thường nhẹ màu sắc nặng về đường nét.

Nếu trong thơ Đường găm màu nhạt và nhẹ đã trở thành thông dụng (Tĩnh dạ tứ, Vọng Lư Sơn bộc bố, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng-Lý Bạch, chùm thơ Tuyệt cú - Đỗ Phủ....) thì trong Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII- XIX màu sắc đậm và rõ lại là sắc màu

chủ lực. Nguyễn Du không ít lần dùng sắc đỏ, sắc vàng đậm đặc khi tả rừng phong, vầng trăng,

hoa lựu. Đặng Trần Côn khi viết "Chinh phụ ngâm", cũng đã sử dụng tối đa những găm màu đậm "xanh thăm thẳm" của nền trời, "xanh ngắt" của ngần dâu, xanh đậm của rêu, màu đỏ như ráng pha của áo.... Trong thơ Hồ Xuân Hương, sắc màu còn đậm hơn: xanh rì, đỏ lòm lom, trắng phau phau, đỏ lét, quần hồng...

"Nguyễn Du không chỉ là thi hào, nhà văn, nhà hoa sĩ mà còn là nhà triết học và nhà ngôn ngữ học nữa."(Mrs Heather- người Mỹ, thạc sĩ văn hoá phương Đông -trích lời giới thiệu đĩa nhạc CD Kiều ca)(Song of Kiều), vốn hiểu biết về hội hoa của Nguyễn Du rất đáng cảm phục. Ông không chỉ sử dụng chính xác phù hợp ngôn ngữ về sắc màu, những kiều đường nét mà còn sử dụng nhiều loại hình hội họa - hoạ điêu khắc, hoa chân dung, hoạ cảnh, hoạt họa, vẽ nhiều dạng tranh -hiện thực, ấn tượng.

3.2.Tác phẩm họa về Kiều trong cảm hứng của người đời sau :

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)