2.1.3.Tính nhạc thể hiện qua những âm hưởng âm nhạc:
2.1.3.3.Tiếng nhạc của vũ trụ:
ít lần cất lên những khúc nhạc với những âm hưởng khác nhau. Trước khi Đạm Tiên xuất hiện
khung cành trở nên buồn, tiếng gió nhè nhẹnhư đưa con người đi vào thế giới hư vô "Một vùng cỏ áy, bóng tà, Gió hiu hiu thổi một vài bông lau." (97-98). Nhưng khi hồn Đạm Tiên bất ngờ xuất hiện thì âm hưởng trở nên mạnh mẽ, dữ dội "Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay. Ào ào
66
đổ lộc, rung cây" (120-121). Khi hồn ma biến mất gió chỉ động tĩnh khẽ khàng "Nàng còn cầm lại một hai tự tình, Gió đâu sịch bức mành mành," (212-213). Khung cảnh chiều khi Kim Trọng "Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi", gió chiều chỉ đủ tạo ra sự xao động hàng lau nhuộm sắc buồn"Gió chiều như giục cơn sầu, Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu." (263 -264). Âm hưởng âm nhạc vù trụ xuất hiện nhiều nhất trong các trường hợp báo tai hoa đang đến hoặc sẽ đến :
-Khung cảnh tại lầu Ngưng Bích thật trống trải vắng lặng rơn người. Dường như không có tiếng động tĩnh nào ngoại trừ tiếng sóng ầm ầm, tiếng gió rít từng cơn. Chúng như muốn bao quanh cuốn phăng Thúy Kiều. Kiều thật sự hãi hùng và lo sơ trước những lời tiên tri của vũ trụ, dự báo tai hoa đang linh rập bủa vây :
-Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, (1053) Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (1054)
-Tiệc trường đình xong xuôi, họ Mã thở phào nhẹ nhõm vội vã cho chiếc xe tuấn mã lao vun vút trên đường. Lúc này, âm hưởng vũ trụ trở nên dữ dội hơn- gió giật mạnh, mây cuồn cuộn đảo điên, trời tối sầm, chiếc xe bị cuốn hút trong những cơn lốc xoáy. Ba hình ảnh, hai âm thanh khác nhau nhitog lại cộng hưởng nhau tạo nên những âm thanh ghê rợn, cảnh tượng kinh hoàng:
Đùng đùng gió giật, mây vần, (907) Một xe trong cõi hồng trần như bay. (908)
-Khi Kiều và Sở Khanh đi trốn, âm thanh vũ trụ cũng khác thường - gió mạnh, tiếng lá cây đổ xào xạc, trăng mờ ảo khuất bóng. Phải chăng có điều gì bất thường xảy ra?
Đêm thu khắc lậu canh tàn, (1119) Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương. (1120)
-Quả thật như vậy, lúc tiếng gà gáy vội vã báo hiệu trời gần sáng thì cùng là lúc tên Sở Khanh đã "rẽ dây cương lối nào":
Tiếng gà xao xác gáy mau, (1123) Tiếng người đâu đã mái sau dậy dàng. (1124)
67
-Vùng vẫy nhưng không có con đường thoát, Kiều quyết định quyên sinh, thiên nhiên vũ trụ nỗi giận, bất bình trước sự trái ngang của cuộc đời:
Triều đâu nổi tiếng đùng đùng, (2619) Hỏi ra mới biết là sông Tiền Đường. (2620)
Tiếng sóng, tiếng gió, tiếng triều trong những câu thơ trên đều có chung nhạc điệu mạnh mẽ, gấp khúc dữ đội. Những từ láy âm "Ầm ầm , đùng đùng, xao xác" lúc đặt đầu, lức đặt giữa, lúc đặt cuối trở thành những trọng âm có độ âm vang liên tục, có khả năng làm rung chuyển không gian chấn động tâm lý. Nó như những tiếng trống, tiếng vuốt trên mặt đàn trong một dàn nhạc giao hưởng được đẩy lên cao độ. Thiên nhiên như trút cơn thịnh nộ trước sự bất công của cõi người. Những âm hưởng đó còn được lặp lại khi Kim Trọng cùng gia đình Kiều lập đàn tràng giải oan bên sông Tiền Đường:
Ngọn triều, non bạc, trùng trùng, (2969) Vời trông còn tưởng cánh hồng lúc gieo. (2970)
-Đến khi Kiều được Giác Duyên cứu vớt, vũ trụ trở nên bình lặng. Sự bình lặng của thiên nhiên có chăng cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt kiếp đoạn trường của con người?
Bốn bề bát ngát mênh mông, (2735) Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau. (2736)
Nói chung, vũ trụ như đồng cảm hiểu thấu tình cảm nội tâm con người, nhất là những con người bị chà đạp. Tiếng nói ấy thật đa giọng điệu và nhiều cung bậc. Khi tình yêu đến âm
hưởng vũ trụ thật nhẹ nhàng "Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần", êm ái " Dưới cầu nước chảy trong veo", khi tai hoa rình rập thì thiên nhiên trở nên dữ dội, khi "đoạn trường sổ rút tên ra" vũ trụ trở về trạng thái bình ổn.
2.2.Tác phẩm nhạc về Truyện Kiều trong cảm hứng của người đời sau: