1.4.1.Lý thuyết tiếp nhận:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 25 - 27)

Chương 1: Những vấn đề lý luận

1.4.1.Lý thuyết tiếp nhận:

26

thấy xuất hiện. Người đưa ra mô hình hoàn thiện cho mỹ học tiếp nhận là Hans Robert Jauss. Ông cho rằng văn học là kết quả của hai quá trình- sản xuất và tiêu thụ. Người tiêu thụ được xem là đồng tác giả. Quyết định số phận của tác phẩm của mỗi thời theo Jauss là do "tầm đón nhận" của người đọc, thế hệ đọc (Khái niệm này là của nhà triết học và xã hội học người Đức Karl Mannheim được Jauss vận dụng vào văn học). Nhất trí với quan niệm xem mối quan hệ giữa tác phẩm và người đọc là vấn đề có ý nghĩa then chốt nhiữig không thống nhất với quan niệm cho rằng người đọc có vai trò quyết định đối với ý nghĩa tác phẩm, hai nhà nghiên cứu Mác-xít ManFred Naumann(Đức) và Khrapchenkô(Liên xô) bổ sung thêm. Họ cho rằng tác phẩm là một đề án tiếp nhận, là nhân tố hàng đầu, còn tính năng động của người đọc là thứ yếu, phụ thuộc. Cho đến nay quan niệm này dường như đã được khẳng định. Ở Việt Nam Nguyễn Văn Hạnh là người đầu tiên đề cập đến mối quan hệ tác phẩm -người đọc trên bình diện lý luận. Trên tạp chí văn học số 4- năm 1971, vận dụng quan điểm thực tiễn trong nhận thức luận của Lê Nin, ông cho rằng khâu "thưởng thức" mới có ý nghĩa xã hội thực tế của nó. Quan điểm này buộc các nhà nghiên cứu khi đánh giá tác phẩm phải chú ý đến tác dụng thực tế của tác phẩm, phản ứng của người đọc đối với nó. Năm 1980 Hoàng Trinh lại đề cập đến vấn đề tiếp nhận văn học như là đ ối tượng của khoa học văn học so sánh. Sau đó 1985 lý thuyết "mỹ học tiếp nhận" của trường phái Konstanz được giới thiệu rộng rãi. Tiếp đó, một số công trình của tác giả Huỳnh Vân, Trần Đình Sử, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Lai...đào sâu hơn những khía cạnh của mỹ học tiếp nhận trong mối quan hệ với mỹ học sáng tác. Từ những vấn đề nghiên cứu nói trên chúng ta càng hiểu rõ hơn giá trị của mỹ học tiếp nhận "Chính từ chỗ hoà hợp, trùng hợp kinh nghiệm của nhà văn với kinh nghiệm của người đọc mà ta có được sự thật nhgệ thuật - cái sức thuyết phục đặc biệt của văn học vốn là cội nguồn của sức ảnh hưởng của nó với con người "[Theo 58,97]. Như vậy có thể thấy rằng Nhà văn -Tác phẩm - Bạn đọc là một chu trình khép kín. Trong đó, nếu nhà văn là chủ thể sáng tạo thì người đọc là chủ thể tiếp nhận với nhiều kiểu nhìn nhận đánh giá khác nhau. Nói theo Baudel aire "Một tác phẩm hoàn thành chưa nhất thiết hoàn tất". Sự hoàn thành là do nhà văn, còn sự hoàn tất là do bạn đọc, do thời gian, do lịch sử mà nhiều khi nhà văn không can dự vào. Như vậy, người đọc có khả năng tạo ra những tác phẩm mới. Và từ đó tác giả mới cũng xuất hiện bởi vì "quá trình hoạt động của một tác phẩm không phải là một chu trình đóng kín, nia nó mở ra về phía đời sống. Và đối với tác phẩm lớn thì cuộc đời của nó luôn luôn ẩn chứa những khả năng

27

mới sẽ bộc lộ khi nó viễn du qua không gian và thời gian."[57,136)]. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trường hợp tiêu biểu "mở ra về phía đời sống" với nhiều cách tiếp nhận khác nhau. Nhận xét về quá trình tiếp nhận Truyện Kiều, Lưu Trọng Lư có ý kiến :'Tôi đi giữa những trang Kiều. Đây là những giọt sương rơi từ những hoa lá. Hôm nay là của Mận, Đào, ngày mai của Xoan, Trúc. Cứ động cành là sương rơi hoa rụng ....Bao giờ cho hết. Bao giờ cho cạn vì Truyện Kiều là một sự không cùng. Hôm qua nó là của Phạm Quí Thích, của Chu Mạnh Trinh - Ngàn liễu rung cương gỢn sóng tình. Hôm nay là của chúng tôi. Ngày mai là của các bạn. Và mãi mãi là của các mẹ, các chị, các em. Truyện Kiều sẽ nối lại những thế hệ tuổi thơ".

1.4.2.Các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)