3.1.3.7.Cảnh Thụy Kiều báo ân báo oán:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 117 - 118)

3.1.3.Chất họa trong những bức tranh cảnh sinh hoạt:

3.1.3.7.Cảnh Thụy Kiều báo ân báo oán:

tha thứ. Nhưng theo quan niệm truyền thống của dân gian, báo oán là lẽ đương nhiên. Những thành ngữ như "Ân đền oán trả", "Gieo gió gặt bão” đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt Nam từ bao đời nay. Điều đáng trọng ở Thúy Kiều là cách vận dụng nó như thế nào cho phải đạo, hợp lẽ. Kiều đã xem việc báo ân quan trọng, xem việc sống sao cho có nghĩa, có tình, có trước có sau, thúy chung, nhân hậu là cứu cánh. Và Thuý Kiều đã lo báo ân trước khi báo oán. Để làm rõ vấn đề này, Nguyễn Du đã bố trí số lượng câu thơ không ngang nhau- đoạn báo oán chỉ 17 câu (từ câu 2380-2396), toong khi đoạn báo ấn 27 câu (từ câu 2325- 2350).

Quan sát hai bức tranh, ta nhận thấy rằng- ngôn ngữ luận tội, luận công của Thuý Kiều vừa có lý vừa có tình, sắc sảo và góc cạnh; cách ưả ơn hậu hỉ còn cách báo oán đích đáng nhưng không tàn bạo độc ác; Kiều biết đặt chữ tình lên trên giá trị đồng tiền. Mỗi bức tranh đều có hai màn- màn nhân vật xuất hiện và màn trả ơn trị tội. Nhân vật trung tâm, chánh án

phiên toà không ai khác là Vương Thuý Kiều .

Ấn tượng nhất trong hãi bức tranh không phải là vàng bạc châu báu quá nhiều để trả ân và những hình ảnh đầu rơi máu chảy trong cuộc báo oán mà chính là ỉôgíc của nhân vật và lôgíc của câu chuyện. Thúc Sinh vốn là kẻ nhu nhược yếu hèn. Bản chất ấy thể hiện ngay cả trong lúc được báo ân:"Mặt như chàm đổ, mình dường dê run". Hoạn Thư xuất thân trong một già đình quyền quí, con quan lại bộ, có học, khôn ngoan sắc sảo đã tự làm luật sư bào chữa cho chính hành động phạm tội cửa mình. Sư Giác Duyên, người đã thoát tục, thích làm điều lành tránh điều dữ, quen với mùi kinh câu kệ. Vì thế, chứng ta không ngạc nhiên khi sư đón nhận phần thưởng hậu hỉ "nghìn vằng"một cách bình thản. Có lẽ với sư niềm vui lớn nhất là thấy Kiều đã thoát nạn”.Nửa phần khíp sợ, nửa phần mừng vui". Còn đối với Kiều, từ lúc rơi vào cảnh đoa đày, đây là lần đầu tiên Kiều vươn lên địa vị cao nhất. Lời lẽ và lối xử sự đúng là "Khôn ngoan vốn sấn tính ười".

Dưới góc nhìn hội hoạ, hai bức vẽ có những đường nét và sắc màu khác nhau. Khác với

bức vẽ trong cảnh báo ân, bức vẽ cảnh báo oán có nhiều nét cắt, gãy và nhiều găm màu đỏ với

118

trường hợp này đọc thơ chẳng khác nào xem một bức ảnh, một cảnh xử án thật sự đang diễn ra trước mắt mình. Đó chính là "Thi trung hữu họa", là tài năng trác việt của thi hào Nguyễn Du.

So sánh cách báo oán của Kiều trong Truyện Kiều và cách báo oán của Kiều trong Kim- Vân-Kiều truyện, ai cũng thấy rõ Thanh Tâm Tài Nhân dàn dựng cảnh báo oán quyết liệt dữ dội hơn nhiều:"Bèn truyền quân tẩm dầu thông vào mình Tú Bà, đầu cắm xuống đất, chân trớ lên trời, đốt làm cấy đèn để đền thề xưa. Còn Mã Bất Tiến thì dùng găm căng người ra, lột hết da, rút hết gân, xẻ từng tay chân để ứng lời thề của nó.

Lại nấu một vạc dầu nhựa thông lẫn với vỏ cây cho tan ra, một bên để một thùng nước lã, lột sạch quần áo Sở Khanh, một người tưới nhựa thông sôi lên mình Sở Khanh, một người tưới nước lã vào"[83,295].

3.1.3.8.Cảnh Hồ Tôn Hiến đánh úp Từ Hải:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)