3.1.3.9.Cảnh Thuý Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 119)

3.1.3.Chất họa trong những bức tranh cảnh sinh hoạt:

3.1.3.9.Cảnh Thuý Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến:

câu 2698) khác với cảnh Thuý Kiều hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư. Không nhỏ nhặt tủn mủn đầy chất đần bà, không bắt bẻ một cách nghiệt ngã như Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến chỉ:

Bắt nàng thị yến dưới màn, (2567) Giở say, lại ép cung đàn nhặt tâu. (2568)

Trong một hoàn cảnh đầy bi kịch, nỗi đau của Kiều như tăng lên gấp bội phần. Nếu trước kia Kiều phải hầu rượu cho người mới hôm nào là hôn phu và cả vị hôn thê của hắn thì trong bữa rượu hôm nay Kiều phải phục vụ cho chính người đã giết chồng mình.

Cũng không giếng như cảnh náo động với tiếng gươm khua, tiếng gầm thét nơi chiến trường trước đó, cảnh hầu rượu diễn ra nơi hậu trường yên tĩnh âm thầm chỉ có hai nhân vật. Nhân vật Hồ Tôn Hiến hiện lên với nhiều trạng thái dáng vẻ khác nhau: lúc tỉnh táo, lúc say vì men rượu, lúc say men tình, lúc thì say nhè và cuối cùng là sực tĩnh. Trong năm dáng vẻ ứng với ba yêu cầu mang tính bắt buộc-"bắt nàng thị yến dưới màn”,"Giở say, lại ép cung đàn nhặt tâu", "Ép tình mới gán cho người thổ quan" thì dáng vẻ khi Hồ Tôn Hiến say men rượu lẫn say men tình"mặt sắt, đắm, say, ngây" chất hoa thể hiện đậm và rõ nhất. Đây là sự biến thái quá đột ngột, khó lường đã hiện ra trên khuôn mặt của một ông tổng đốc trọng thần vừa bất tài, vừa háo sắc, vừa thiếu tư cách. Đối với Thuý Kiều, Nguyễn Du lại miêu tả bức tranh tâm cảnh, nỗi đau đến quặn lồng thông qua tiếng đàn, lời bộc bạch, và cả những ngón đàn rỏ máu.

3.1.3.10.Cảnh sum họp gia đình:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)