sau.
3.1.1.2.Nhân vật phản diện:
vài ba nét phác hoạ ông để lại những ấn tượng sâu sắc. Nguyễn Lộc đã nhận xét: "Nguyễn Du cố gắng làm cho nó gần gũi với đời sống, với hiện thực(...) Đặc biệt bút pháp của nhà thơ khi xây dựng nhân vật này thường nổi rõ tính chất hiện thực xã hội chủ nghĩa" [49,400]. Dưới góc nhìn của hội hoa, ta thấy những nhân vật loai này thường được Nguyễn Du dùng những sắc màu nhợt nhạt, đường nét mang tính chất chấm phá, khai thác tính chất mất cân đối trái tự nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.
3.1.1.2.1.Chân dung Tú Bà:
88
Thoát trông nhờn nhợt, màu da, (923) Ăn gì cao lớn, đẫy đà làm sao? (924) Trước xe, lơi lả han chào , (925) Hoặc : Tú Bà vắt nóc lên giường ngồi ngay. (950)
Không phải là đường nét mềm mại uyển chuyển, sắc trắng đẹp đẽ tinh nguyên như Thuý Vân, Thúy Kiều mà đây là màu trắng hơi vàng, nhợt nhạt do ở nơi tăm tối, đường nét chệch
choạc mất tính cân đối, vượt khuôn khổ cho phép "to lớn đẩy đà ", trái ngược với quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng, dáng ngồi rất chủ chứa "vắt nóc", ngôn ngữ đưa đẩy. Chỉ cần bốn nét vẽ, đặc biệt là nét vẽ "nhờn nhợt", vừa gợi lên được màu da tạo được cảm giác ghê tởm, vừa thể hiện được quá khứ giang hồ, thi hào Nguyễn Du đã nổi đúng một trong những nét rất đặc trưng của những bà chủ chứa kiểu mẫu chính hiệiTđẫy đà xác thịt"(chữ dùng của Hà Như Chi). Nhưng nếu bức hoa này đựơc một hoạ sĩ tài ba vẽ lại thì sao? Nguyễn Văn Hạnh đã kết luận:"Hoạ sĩ chỉ có thể vẽ một mụ Tú Bà cao lớn to béo, màu da nhờn nhợt, với kích thước, sắc độ như mình muốn, nhưng chỉ được trên từng bức tranh cụ thể một kích thước, sắc độ nhất định mà thôi. Và người xem chỉ tiếp xúc một hình thể Tú Bà hoàn toàn xác định. Còn trong trí tưởng tượng của người đọc thì hình tượng Tú Bà do Nguyễn Du tạo nên không hoàn toàn xác định. Và ở các người đọc khác nhau, các lần đọc khác nhau, lại có những mụ Tú Bà kinh tởm khác nhau, những mức độ nhờn nhợt cao lớn, đẩy đà khác nhau" [57,12]. Điều mà Nguyễn Văn Hạnh khẳng định đó chính là sự đồng sáng tạo trong quá trình tiếp nhận văn học. Và điều này có lẽ không chỉ đúng với nhân vật Tú Bà mà còn đúng với quá trình tiếp nhận những nhân vật khác.
3.1.1.2.2.Chân dung Mã Giám Sinh:
Đây là một con buôn đội lốt nho sinh trường Quốc tử Giám. Bản chất lỗ mảng bịp bợm lái buôn được Nguyễn Du phác họa bằng ba nét vẽ thần tình theo quan niệm "xem mặt mà bắt hình dong" - mày râu tỉa tót cẩn thận, áo quần thẳng thòm và vị trí ngồi ở chỗ cao để xem hàng cho rõ "ngồi tót".
So với Sở Khanh, nhân vật Mã Giám Sinh đóng kịch tài hơn nhiều. Hắn đã dàn dựng lễ vấn danh y như thật với những nghi lễ theo phong tục truyền thống "Sính nghi, canh thiếp, nạp
89
thái vu quy". "Vải thưa không thể che mắt thánh", dưới ngòi bút thần tình của thi hào, hắn không thể giấu hết tất cả những kẽ hở vốn có của những kẻ gian xảo. Nguyễn Du cho hắn hiện ra từ từ "Ngồi tót, đắn đo, cân sắc, cân tài, ép, thử, cò kè, ngã giá, định ngày "rồi điểm huyệt
đúng ngay vào những chỗ hắn che đậy không kín kẽ” xa hắn nói gần, mua người về lầu xanh
hắn nói "mua ngọc đến Lam Kiều", đứng tuổi nhưng lại làm ra vẻ trai tơ bảnh chọe, cò kè mặc cả, ép, thử mà lại bảo đi kiếm vợ lẽ ? Bản chất lái buôn càng thể hiện rõ hơn khỉ hắn phát ngôn. Lúc sự việc chưa ngã ngũ hắn phát ngôn rất nhũn nhặn" Rằng:"mua ngọc đến Lam Kiều, Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?"", nhưng đến lúc nắm thế thượng phong hắn phát ngôn thật lạnh lùng" Tiền lưng đã sẩn việc gì chẳng xong". Và đây chính là lúc con buôn họ Mã đã lộ nguyên hình. Như thế vẫn chưa đủ, Nguyễn Du còn phác họa thêm những bức phụ hoạ về một lũ nhỏ loi choi lóc chóc. Thầy trò họ Mã, đúng là một đám người lăng xăng lít xít, lộn xộn, láo nháo, vô học, thiếu văn hoá:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần, (627) Mày râu nhấn nhụi, áo quần bảnh bao. (628) Trước thầy, sau tớ lao xao, (629) Nhà băng đưa mối, rước vào lầu trang. (630) Ghế trên ngồi tót sỗ sàng , (631)
Nói chung, khi xây dựng nhân vật Mã Giám Sinh, bút lực của Nguyễn Du dồn vào việc vạch trần muâu thuẫn giữa chức danh của tên họ Mã và bản chất lái buôn bịp bợm thị của khinh người, sự trái khuấy giữa tuổi tác và dáng vẻ, giữa lời nói và việc làm. Cùng với một số nhân vật phản diện khác, nhân vật Mã Giám Sinh đã góp phần tạo thành một chuỗi nhân vật có tính cách tương cận: Tú Bà -chủ chứa, tàn bạo, Mã Giám Sinh - lão luyện chuyên săn lùng nguồn hàng, Sở Khanh - tên ma cô điểu cáng chuyên dắt gái và bảo kê. Chúng là những nhân vật tiêu biểu cho những ổ chứa và tất cả "đều bộc lộ mối quan hệ mờ ám, mơ hồ bất minh "(Chữ dùng của Đặng Thanh Lê)
3.1.1.2.3.Chân dung Sở Khanh:
Đây lại là một tên ma-cô sống bám lầu xanh, sống trên thân xác của người phụ nữ như một loại chùm gửi. Bức họa về tên lưu manh này khác với bức họa về tên họ Mã. Đối với Mã
90
Giám Sinh "xem mặt" có thể "bắt hình dong" nhưng đối với họ Sở lại khác, bởi lẽ những đường
nét về dáng người phục trang của hắn khá thanh tao:
Một chàng vừa trạc thanh xuân, (1059) Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng. (1060) Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào ! (1126)
Nhân vật Sở Khanh cổ dáng vẻ của "một nhà nho nhưng ngay trong hình dáng đã có cái gì tỏ ra rằng Sở Khanh không phải là một nhà nho chân chính" [42,470].
Sở Khanh là một kiểu người "Vừa ăn cướp vừa la làng", vừa táo tợn vừa tỏ vẻ nhẹ nhàng khiếm nhã. Chẳng mất gì mà hắn vừa kiếm được chì vừa kiếm được chài. Khi Kiều vạch rõ chân tướng cũng là lúc sự trơ trên của hắn được phơi bày "Nhơ tuồng, nghĩ mới kiếm đường tháo lui."(1188). Dưới ngòi bút Nguyễn Du, Sở Khanh đã trỏ thành"lưu danh thiên cổ"(Chữ dùng của Hoài Thanh). Sự táo tợn của hắn còn hơn cả chàng Đông-juan của văn học phương Tây.
Có một nét rất chung về hai bức họa Mã Giám Sinh và Sở Khanh. Vẽ hai nhân vật này Nguyễn Du chi dùng đường nét chứ không dùng tới màu sắc. Màu sắc được gợi lên qua trí tướng tượng của từng người tiếp nhận.Và cả hai bức họa đều có hai nét vẽ xuất thần :"rẽ dây cương" và "ngồi tót sỗ sàng". Hai nét vẽ truyền thần cũng là hai tính cách của hai nhân vật: lỗ mảng của Mã Giám Sinh và tráo trở của Sở Khanh.
3.1.1.2.4.Chân dung Hoạn Bà:
So với các nhân vật khác, nét vẽ về bà Hoạn Quan có thêm nét mới. Nhân vật Họan Bà
được bố trí như một tượng thần trong khung cảnh màn che trướng phủ đèn thắp sáng, Khác với
lối ngồi "Vắt nóc" của bà chủ chứa, Hoan Bà có cung cách ngồi trực diện rất bệ vệ. Trong bức tranh:
Ban ngày, sáp thắp hai bên, (1723) Giữa gương thất bảo, ngồi trên một bà. (1724)
Nguyễn Du đã thể hiện được cái tài phối cả nh, phối màu để làm rõ tính chất của nhân vật, khung cảnh sống đế vương của những gia đình quyền lực trong xã hội ngày xưa. Ánh sáng của
91
đèn "sáp thắp" hai bên gợi lên sự thâm nghiêm uy quyền và làm hiện rõ sự giàu có "giường thất bảo". Và kẻ có nhiều quyền lực đang thụ hưởng cuộc sống vương giả ấy không ai khác là Hoan Bà. Đà chính là nhân vật kiểu mẫu cho những quan bà trong cái xã hội "Cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon". Chúng vô ngôn nhưng độc địa nham hiểm, sẩn sàng bày mưu chỉ kế đốt nhà, bắt người hành hạ cho thoả thích. Ngoài tính chất hiện thực bức vẽ về nhân vật Hoan Bà còn mang tính chất "trào phúng" [42,758]
3.1.1.2.5.Chân dung Hoạn Thư:
Đối với nhân vật Hoạn Thư, Nguyễn Du không họa tác một bức chân dung đầy đủ và cụ thể về dáng vẻ bên ngoài như một số nhân vật khác. Điều này cũng hợp lý vì Hoạn Thư là loại nhân vật mang tính chất duy lý, khôn ngoan sắc sảo. Tất cả mọi hành động lời nói, kế sách đốt nhà bắt cóc, bịt miệng bọn tôi tớ đến việc chờ đợi thời cơ, cách thức hành hạ Thúy Kiều, đưa Thúc Sinh vào tròng, biện minh trước chủ tọa phiên toà, Hoạn Thư đều tính toán một cách chu đáo, kỹ càng và đạt hiệu quả.
Do chân dung Hoạn Thư không mang tính tập trung ở một một đoạn thơ cụ thể cho nên người đọc muốn xem rõ chân dung nhân vật này phải tập hợp một số chi tiết qua một chuỗi dài sự kiệiTthơn thớt nói cười, cười nụ, nhón chân đứng nép, rẽ hoa bước vào, lại thét lấy nàng, nổi giận đùng đùng". Tất cả đã làm hiện lên một khuôn mặt trẻ tươi nhưng không kém phần sắc sảo, bản lĩnh và sẵn sàng biến thái khi cần thiết dáng người thon thả, cử chỉ từ tốn, trí tuệ khôn ngoan. Hoạn Thư có sự kết hợp khéo léo giữa con người tình cảm (ghen tuông) và con người lý trí (kiềm chế tính ghen), giữa sự tuân phục và sự phản ứng chế độ đa thê. Hoạn Thư chính là bản sao có sáng tạo của nhân vật bà Hoạn Quan. Có chăng, Nguyễn Du muốn san bớt sự tàn bạo ở nhân vật Hoan Thư sang Hoan Bà?
3.1.1.2.6.Nhân vật Hồ Tôn Hiến:
Trong các nhân vật xuất hiện, đây là nhân vật có quyền uy cao nhất, nhân vật được đặt trong thế đối đầu với Từ Hải. Đối với nhân vật này nét vẽ của Nguyễn Du có gì lạ?
Nghe càng đắm, ngắm càng say, (2579) Lạ thay mặt sắt, cũng ngây vì tình. (2580)
92
So với những bức vẽ chân dung nhân vật có lẽ đây là một trong những bức vẽ thành công và đặc sắc. Đường nét và sắc màu mang nội hàm ý nghĩa rất lớn. Nguyễn Du rất tinh tế khi thực
hiện những nét vẽ về sự thay đổi của từng ánh mắt, độ co giãn của từng sắc mặt: nghe-đắm,
ngắm-say-ngây để làm rõ bản chất háo sắc của một tên quan lắm quyền. Là một kẻ “kinh luân
gồm tài" từng xông pha trận mạc vậy mà trước mặt Thúy Kiều hắn đã bị mất phương hưđng- tình cảm bị cuốn hút, lý trí hết hiệu lực và cuối cùng đờ đẫn ngây dại. Nói như Hoài Thanh"Nguyễn Du đã giết Hồ Tôn Hiến bằng một chữ "ngây" cũng như giết sở Khanh bằng chữ "lẻn". Trong bao nhiêu người mê Kiều, Nguyễn Du đã dành riêng chữ "ngây" cho Hồ Tôn Hiến"[42,474]
Đặc biệt, trong bức chân dung về Hồ Tôn Hiến chúng ta còn tìm thấy những bức tranh nhỏ đặt cạnh nhau, tiếp nối nhau và thậm chí trái ngược nhau" mặt sắt- ngây". Cách sắp xếp đó đã góp phần không nhỏ trong việc tô đậm tính cách nhân vật, tạo ra sự khác biệt trong việc thực hiện các bức chân dung nhân vật.
Chọn vẽ Hồ Tôn Hiến vào thời điểm Từ Hải chết trận, Kiều phải dâng rượu hầu đàn, Nguyễn Du như muốn khẳng định sự đối nghịch về đạo đức: đê hèn, xảo quyệt, vụ lợi điểu cáng hoàn toàn tương phản với cái đẹp của sự hy sinh, lòng trung thực, sự thủy chung. Kiều khuyên Từ ra hàng là xuất phát từ cái đức. Hồ Tôn Hiến lật lộng đánh lén để chiến thắng và bắt vợ của người chiến bại hầu rượu mua vui là phi đạo đức. Rõ ràng chất người của Kiều càng cao thì chất người của Hồ Tôn Hiến càng không có.
Cũng là bức vẽ về nhân vật Hồ Tôn Hiến nhưng bức vẽ:
Đẩy xe vâng chỉ đặc sai, (2453) Tiện nghi bát tiễu, việc ngoài đổng nhung. (2454)
thì "người ta thấy hoa sĩ vẽ bức tranh này là một nhà hoạt hoa trào phúng đến ghê gớmĩ Tiện nghi, bát liễu, việc ngoài, đổng nhung, thanh la, não bạt đập gõ loèng xoèng, nhưng mi là một tên gian đối..." [92,115].
Hình ảnh tên quan tổng đốc trọng thần gợi ta nhớ đến ông quan phủ xử kiện Thúy Kiều: Trông lên mặt sắt đen sì, (1409)
93
Cũng là "mặt sắt" nhưng ông quan xử kiện không có sự biến thái nhanh chóng. Bổ sung thêm định ngữ "đen sì", Nguyễn Du muốn nói đến một ông quan "chính trực và oai nghiêm". Nhưng ở ông có sự xen lẫn giữa cái nghiêm minh lạ đời - đánh người tàn nhẫn và sự cảm thông trước hoàn cảnh, thán phục trước tài năng không được thi thố của Kiều.
Còn một tên quan nữa, đó là tên quan "cướp ngày". Hắn chẳng cần ưa khảo mà chỉ: Rường cao rút ngược dây oan, (593)
Dẫu là đá cũng nát gan lọ người! (594)
"Thần công lý chỉ dịu cơn thịnh nộ khi nghe thấy có mùi tanh của hơi đồng "Có ba trăm lạng việc này mới xong "[49, 371]
3.1.1.2.7.Chân dung bọn sai nha:
Đây là bọn người tôi tớ tay sai, vũ khí "pháp luật" của kẻ có quyền. Để cho chúng xuất hiện, Nguyễn Du như muốn làm rõ thêm sức mạnh vạn năng của đồng tiền, bản chất của xã hội "Có ba trăm lạng việc này mới xong" hay “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong". Đối với bọn sai nha, Nguyễn Du họa tác bằng những nét vẽ dị hợm nửa người nửa ngựa, hành động theo bản năng- chửi, trói, vét với những đồ nghề chuyên gây án "thước, đao, già giang”. Sự xuất hiện của bọn người "Đầu trâu mặt ngựa "đã làm cho cái không khí vốn yên bình đầm ấm ngăn nắp của gia đình vươn g Viên Ngoại bỗng trở nên lộn xộn nhốn nháo rối tung. Tương phản với sự bàng hoàng sửng sốt của cha con Vương Ông là những tiếng la, tiếng chửi, tiếng đồ đạt bị lật tung và bị vét " sạch sành sanh Với ba âm thanh ngày càng vang động dữ dội "xôn xao, ào ào, vang tiếng ba hành động "ào ào như sôi, buộc hai thân hình, vét cho đầy túi tham", ba hình ảnh đặc tả "Nách thước, tay đao, đầu trâu mặt ngựa", Nguyễn Du đã lột trần bản chất tàn bạo độc ác, tham lam, hung hãn, dữ tợn của bọn người bất chấp công lý. Nói như Nguyễn Lộc "Công lý của bọn chúng là công lý của bọn đầu trộm đuôi cướp"[49, 371]
3.1.1.3.Nhân vật trung tính: