Chương 1: Những vấn đề lý luận
1.3.2.Tính tạo hình trong hình tượng văn học:
tượng, không có tạo hình thì hình tượng không có cơ sở để tồn tại. Tạo hình bao gồm việc tạo cho hình tượng một không gian, thời gian, những sự kiện và những mối quan hệ giàu cảm xúc. Nhờ tạo hình mà hình tượng hiện lên một cách cụ thể qua chất liệu."Trong hội họa tạo hình biểu hiện trực tiếp qua đường nét, màu sắc, trong điêu khắc tạo hình biểu hiện qua đường nét hình khối, trong văn học, tính tạo hình được xác lập gián tiếp qua ngôn từ".[13,30]. Ngôn từ có tính hình tượng là ngôn từ giàu hình ảnh có màu sắc, âm thanh, nhạc điệu có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ. tác động sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc. Như vậy tính hình tượng, một đặc điểm của ngôn ngữ vãn học có khả năng phản ảnh, thể hiện các yếu tố của ngôn ngữ hội họa. Vận dụng tính chất này, các nhà văn, nhà thơ đã tạo ra không ít những chân dung về nhân vật, những bức tranh phong cảnh lấp lánh những sắc màu, đa dạng về đường nét. Trong bài thơ “Thuật hứng XXIV" của Nguyễn Trãi hai câu luận "Kho thu phong nguyệt đầy
qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then" là hai câu thơ đầy sắc màu hội họa. Bức tranh có
gam màu vàng, thực và ảo được kết hợp hài hòa ấn tượng.
Gió thu vận động êm nhẹ, trăng thu tràn ngập, không gian mùa thu êm ả, yên bình. Trong một không gian mênh mông ngập tràn sương khói, con thuyền thơ nhỏ bé- hình ảnh trung tâm của bức tranh không bị mất hút trong những sắc màu hư ảo là nhờ cách trọng lượng hóa vật thể "Thuyền chở yên hà nặng vạy then" của một nhà thi họa. Bức tranh được phác hoa bằng những nét bút hào hoa mỹ lệ tao nhã nên thơ đậm đà phong vị dân tộc. Có thể nói, đây là một cảnh tiên giữa đời thường. Nhờ tính tạo hình của văn học, những bức tranh thơ như trên sẽ rất dễ dàng biến thành những họa tác.
1.4.Lý thuyết tiếp nhận và các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều: