đời sau
2.1.1.3.Luật bằng trắc:
chỉ bắt buộc có một thanh trắc (chữ thứ tư) còn câu bát cũng chỉ bắt buộc có một thanh trắc (cũng chữ thứ tư). Nếu tỉ lệ thanh trắc quá thấp tác phẩm sẽ "mất đi sức mạnh và tính đa dạng"( chữ dùng của Phan Ngọc). Để khắc phục những hạn ch ế này, thi hào đã phải dùng đến hiện tượng phá khuôn hoặc sử dụng tối đa thanh trắc ở những chữ luật thơ không bắt buộc.
Hiện tượng phá khuôn thường rơi vào những trường hợp câu lục được ngắt theo nhịp 3-3. Trong những trường hợp này thanh trắc từ một tăng lên hai, ba. Chẳng hạn như câu:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần, (17) Làn thu thủy, nét xuân sơn, (25)
Khi cần diễn đạt những nội dung mạnh mẽ, Nguyễn Du cũng tăng số lượng thanh trắc ở những chữ luật thơ không bắt buộc. Toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều có 215 câu thơ có từ 4 thanh trắc trở lên. Đoạn nối về Kiều bị Hoạn Thư hành hạ là đoạn thơ có nhiều thanh trắc nhất (câu 1835, 1837,1838,1840,1841,1859, 1860, 1861).
Những câu thơ có nhiều thanh trắc thường được Nguyễn Du chuyển tải những nội dung nhất định:
-Câu thơ có nhiều thanh trắc rất phù hợp với việc diễn tả những hoạt động huyên náo, mạnh mẽ, sự xuất hiện đột ngột, tai họa áp đến bất ngờ, sự vận động khó khăn, thông tin nhanh chổng, cảnh đánh đập dữ dội, cảnh sóng nước mạnh mè, cảnh áo oan:
36
Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh. (44) Vổ câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh. (870) Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay. (120) Sự đâu sổng gió bất kỳ. (729) Dặm rừng bước thấp bước cao hãi hùng. (1128) Một đoàn đổ đến trước sau, (1131) Tú Bà tốc thẳng tới nơi, (1133) Hết lời thú phục, khẩn cầu, (1139) Uốn lưng thịt đổ, dập đầu dầu máu sa. (1140) Đứa thì vả miệng, đứa thì bẻ răng. (1562) Bắn tin đến mặt Tú Bà, (1375) Giữa dòng nước dẫy, sóng đồi, (2671)
-Những câu thơ có nhiều thanh trắc còn góp phần diễn tả tình cảm trào dâng, sự suy nghĩ đắn đo dằn vặt, nỗi đắng cay chua chát, những quyết định dứt khóat, sự chia lìa:
Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi, (221) Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người! (594) Nghĩ đi, nghĩ lại, một mình: (859) Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam. (1396) Nghĩ mình, mặt nước, cánh bèo, (2475) Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay. (3036) Hạt mưa sá nghĩ phận hèn, (619) Rỉ rằng:" nhân quả dở dang, (995) Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao ? (996) Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. (1526)
37
Trước là Bạc Hạnh, Bạc bà, (2383) Tú Bà với Mã giám Sinh, (2385) Tóc tơ các tích mọi khi. (2907) Oán thì trả oán, ân thì ttả ân. (2908)
-Để góp phần diễn tả khát vọng tự do và đòan quân hùng dũng cuả Từ Hải, Nguyễn Du cũng dùng tới những câu thơ có nhiều thanh trắc:
Chọc trời, khuấy nước, mặc dầu, (2471) Mái ngoài đã thấy bóng cờ tiếng la. (2258) Đặt gươm, cởi giáp, trước sân khấu đầu. (2262) Trúc tơ nổi trước kiệu vàng theo sau . (2268) Kéo cờ lũy, phát súng thành, (2271)
-Tiếng đàn của Thúy Kiều khi được đẩy lên "tone" cao, mạnh mẽ, Nguyễn Du lại dừng câu thơ có nhiều thanh trắc:
Khúc đâu Hán, Sở chiến trường, (475)
Cùng với việc sử dụng thanh trắc trong khuôn khổ cho phép, Nguyễn Du còn sử dụng tối đa thanh bằng ỏ những chỗ cần thiết. Truyện Kiều có 217 câu có số lượng 5 thanh bằng trong câu hạc và 7 thanh bằng trong câu bát. Đoạn có nhiều thanh bằng là đoạn nổi về cuộc gặp gỡ
giữa Từ Hải và Thưý Kiều và cảnh sum họp đoàn tụ gia đình ( câu 2181, 2182, 2188, 3010,
3011, 3013, 3019, 3187, 3191, 3193...). Những câu thơ có nhiều thanh bằng thường sử dụng trong các trường hợp:
-Trong ngôn ngữ kể hoặc đối thoại Nguyễn Du thường dùng những câu thơ có nhiều thanh bằng- câu 9, 59, 107, 193, 331, 677, 1105, 1167, 1175, 1176, 1315, 1329, 1333, 1505, 1901, 2219, 2321, 2381, 2549, 2679, 2844, 2959, 3091, 3193. Có thể đơn cử một số trường hợp:
Rằng: năm Gia tĩnh triều Minh, (9) Thưa rằng :" Thanh khí xưa nay, (193)
38
Ngần ngừ nàng mới thưa rằng : (331) Rằng không, thì cũng vâng lời rằng không!" (1176) Sinh rằng:'Từ thuở tương tri, (1329) Rằng:'Tài nên trọn, mà tình nên thương ! (1901) Từ rằng:"Tâm phúc tương tri, (2219)
Nếu trong lời thoại số thanh trắc tăng lên số thanh bằng giảm xuống thì nội hàm ý nghĩa lại khác. Điều này ta thấy rất rõ ương câu: "Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh, Hỏi quê, rằng: "huyện Lâm Thanh cũng gần"(625-626). Đây không còn là những lời nói êm nhẹ mà là những ngôn từ cộc lộc thiếu văn hóa.
-Những cảnh tượng êm đềm vắng lặng, có lẽ dừng những câu thơ cố nhiều thanh bằng là phù hợp nhất:
Ngày xuân con én đưa thoi (39) Gương nga chênh chếch dòm song, (173) Trông theo nào thấy đâu nào, (215) Buồn trông phong cảnh quê người, (565)
Vi lô san sát hơi mây, (913)
Rừng thu từng biếc chen hồng, (917)
-Khi diễn tả tình cảm nhẹ nhàng, sự quyến luyến, nỗi buồn miên man, nỗi khổ triền miên, sự kiên nhẫn, lời thề sắt son, những thông tin như ngày càng mở rộng, Nguyễn Du cũng dừng rất nhiều thanh bằng trong một câu thơ:
Trông nàng, chàng cũng ra tình đeo đai. (1064) Song sa vò võ phương trời, (1267) Chàng càng nghe nói, càng dâu như dưa . (2794) Sinh càng trông thấy, càng thương, (2809) Càng âu duyên mới, càng dài tình xưa. (2846)
39
Càng yêu vì nết, càng say vì tình. (3188) Tình xưa lai láng khôn hàn, (3191) Dòng thu như gội cơn sầu, (2533) Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. (2668) Lân la tìm thú bên sông Tiền Đường? (2696) Trăng thề còn đó trơ trơ, (541) Tin sương đồn đại, xa gần xôn xao. (622)
- Nguyễn Du còn dùng những câu thơ có nhiều thanh bằng để diễn tả thời gian chuyển đổi hay không gian mênh mông-câu 867, 881, 942, 1006, 1083, 1091, 1494, 1791,1796,2033,2215, 2635, 2555, 2703,2741 :
Lầu mai vừa rúc còi sương, (867) Đêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu. (942) Hoa xuân đương nhuỵ, ngày xuân còn dài. (1006) Chim hôm thoi thóp về rừng, (1091) Lâm Truy từ thuở uyên bay, (1791) Trời đông vừa rạng ngàn dâu, (2033) Trông vời con nước mênh mông, (2635)
Thanh bằng chiếm một tỉ lệ khá lớn tro ng thơ lục bát, "Định thức này đã làm ra sự tuyệt mỹ của thể thơ lục bát"(Chữ dùng của Nguyễn Bách Khoa). Lục bát lại là sở trường của thi hào và ông đã đưa nó lên đến tột đỉnh vinh quang. Và vì thế "Đọc thơ Kiều ta có cảm tưởng ngồi trên một con thuyền êm ấm trôi xuôi theo dòng nước hiền lành đầy ánh trăng mát dịu của đêm thu; ta có cảm tưởng được vào một thế giời trong đó cái gì cũng mong manh, mềm yếu, lả lướt, cái gì cũng như đan g biến ra chất khối, chất mây, cái gì cũng bây bổng nhẹ nhàng trên cánh nhung của mộng ảo. Đố là thế giới của thơ, của sầu muộn, của ai oán, của giấc mơ, của tàn tạ." [76, 89].
40
Để góp phần tạo nên tính nhạc-lúc trầm, lúc bổng, lúc lên, lúc xuống, Nguyễn Du còn tạo ra sự cân đối về thanh, cứ một câu thơ có nhiều thanh bằng thì lại có một, hai câu thơ có nhiều thanh trắc hoặc ngược lại. Định thức này không chỉ được sắp đặt theo kiểu câu lục rồi đến câu bát mà còn được sắp đặt theo kiểu ngược lại. Câu 1-2, 1063-1064, 1101-1102, 1341-1342, 1525-1526, 2186-2187, 2211-2222, 2451-2452, 2467-2468, 2414-2415, 2608-2609-2610, 2702-2703 là những câu thơ có sự phối hợp như vậy:
Trăm năm, trong cõi người ta, (1) Chữ tài chữ mệnh, khéo là ghét nhau. (2) Trai anh hùng, gái thuyền quyên, (2211) Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cỡi rồng. (2212) Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương (2114) Trông vời trời bể mênh mang, (2115) Nắm xương biết gởi tử sinh chốn nào? (2608) Duyên đâu, ai dứt tơ đào, (2609) Nợ đâu, ai đã dắt vào tận tay? (2610)
Qua sự khảo sát trên, ta nhận thấy rằng: thanh bằng, thanh trắc khi sáng tác ít khi người ta tính toán đến. Song đối với Nguyễn Du, nó đã trở thành máu thịt. Khi cần diễn đạt một nội dung nào đó ông có thể dùng ngay những hình thức ngữ âm phù hợp.
2.1.2.Tính nhạc thể hiện ở một số hình thức khác: