2.1.2.4.Nhạc của Trương Thìn:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 70 - 72)

2.2.Tác phẩm nhạc về Truyện Kiều trong cảm hứng của người đời sau:

2.1.2.4.Nhạc của Trương Thìn:

lãnh vực âm nhạc. Ông đã sáng tác và phổ nhạc khá nhiều. Gia tài nhạc của ông có khoảng 300 bài- Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử, Cung oán ngâm của Ôn Như Hầu, Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư, thơ Trù Vũ, thơ Bích Khê, thơ Hải Thượng Lãn Ông, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Có một điều khác biệt với các nhạc sĩ khác là trước mỗi khúc Kiều ca nhạc sĩ Trương Thìn có trích những câu thơ xen với những lời dẫn và vẽ tranh minh họa. Nhận xét về mười hai khúc kiều ca Hoàng Phủ Ngọc Tường có viết :"Phần mở đầu giống như phần hình nhi thượng dành cho một thế giới rồi đây sẽ tan vỡ, người viết c a khúc, có vẻ như không hề bận tâm tới việc dàn dựng, đã tạo nên một cấu trúc hàm chứa nguy cơ nổ tung, gồm đủ bốn yếu tố Sắc trong ca khúc Ngọc ngà , Tài trong ca khúc Trong như tiếng hạc bay qua, Tình trong ca khúc Người đâu gặp gỡ làm chi Mệnh trong ca khúc Nấm đất bên đường. Nhân thân của Thúy Kiều đã được vẽ bằng chất nổ, để chuyển sang một hành trình đi dài tới hố thẳm trong những ca khúc tiếp theo Mai sau dù có bao giờ, Một xe trong cõi hồng trần, Bên trời góc bể bơ

vơ, vầng trăng ai xẻ làm đôi, Phận bèo đâu cũng lênh đênh, Một cung gió thảm mưa sầu. Sau

cùng là tình nhân gặp lại tình nhân kết thúc biện chứng giữa sống và chết, cái tâm hoá giải mọi mâu thuẫn gay gắt của hiện hữu để sáng tạo lại số phận bằng sự tái sinh(...) Nhân thân kiều mang dấu ấn chỉ của ba cuộc tình, bốn bản đàn, một cuộc đi dây hiểm nghèo dọc đường định mệnh và một cú nháy ra khỏi vực thẳm; tất cả đã thuật lại trọn vẹn trong 12 khúc ca của Trương Thìn. Thìn đã làm một việc kỳ lạ, là định nghĩa số phận con người trong khoảng một tiếng đồng hồ ."[85,2].

71 Khảo sát 12 khúc Kiều ca ta thấy rằng:

Về nhịp:

Hai loại nhịp mà Trương Thìn sử dụng là nhịp đơn hai phách 2/4 và nhịp phức bốn phách 4/4. Nhịp 2/4,4/4 là những loại nhịp thông dụng.

Về khoá:

Ông thường dùng khoá & một loại khoá phổ biến trong những sáng tác âm nhạc.

Về điệu thức:

Nhạc sĩ thường dùng điệu thức trưởng và thứ. Đặc biệt, những chỗ cần diễn tả tâm trạng dồn nén giằng xé, một nỗi buồn lan toa cùng cỏ cây sông nước, tác giả thường thay đổi điệu thức. Từ giọng điệu bình thường tác giả chuyển thành điệu thức thăng, chẳng hạn như khúc

Trong như tiếng hạc bay qua, Nấm đất bên đường, Một xe trong cõi hồng trần, Bên trời góc

biển bơ vơ, vầng trăng ai xẻ làm đôi, Cùng trong một tiếng tơ đồng, Một cung gió thảm mưa

sầu. Ngoài ra, ở những chỗ cần xoáy sâu tạo ấn tượng, ông thường sử dụng ký hiệu quay lại. Có khúc quay lại toàn đoạn, có khúc quay lại một đoạn ngắn. Chẳng hạn như đoạn người ơi

gặp gỡ làm chi (trong ca khúc cùng tên )..., Người về chiếc bóng năm canh ...(trong khúc vầng

trăng ai xẻ làm đôi ). Đặc biệt, khúc Một xe trong cõi hồng trần là một khúc nhạc đầy biến tấu.

Đoạn đầu nhanh chống, gấp gấp, mạnh mẽ dữ dội diễn tả được tốc độ khẩn trương của chiếc xe trước không gian bao ỉa đầy rợn ngợp. Đoạn nhạc này không chỉ diễn tả được cảnh tượng mà còn diễn tả được nội tâm con người tràn ngập sự hãi hùng biến động. Đoạn sau nhịp điệu như chậm lại diễn tả được cái không gian cảnh vật và không gian nỗi lòng tràn ngập sự âu lo.

Khi phổ nhạc, nhạc sĩ Trương Thìn chỉ mượn ý thơ của đại thi hào Nguyễn Du chứ ít lấy toàn bộ câu thơ để phổ vậy mà vẫn giữ được cái thần của đoạn thơ. Có những đoạn thơ quá dài, ông cô lại bằng cách chọn những câu chữ hay, quan trọng kết lại với nhau để tạo thành bản nhác. Chẳng hạn như khúc "Nấm đất bên đường" với 7 dòng nhạc, ông đã chọn lọc trong 133 câu từ câu 57 đến câu 190. Có đoạn quá ngắn như đoạn Đạm Tiên ông chọn lọc thêm đoạn Kiều nằm mộng để bổ sung thêm cho phong phú. Có những câu thơ Trương Thìn chỉ phổ nửa vời chừa khoảng trống để người hát, người nghe tiếp tục liên tưởng cảm nhận, nhờ thế lời nhạc trở nên vừa lạ vừa hay. Dòng nhạc "Đạm Tiên nàng ấy hồng nhan" trong khúc "Nấm đất bên

72

đường'* là một dòng nhạc có sự nửa vời được rút g ọn từ bốn câu thơ: 63, 64, 65, 66. Rõ ràng, tiếng thơ, tiếng nhạc, tiếng lòng có sự đồng điệu. Mười hai ca khúc này không phải nó nằm ngủ yên trên tập nhạc. Trong ngày giỗ cụ Nguyễn Du nghệ sĩ Thúy Vinh đã rót vào tâm hồn người nghe những âm hưởng ú tê, đúng như Mai Quốc Liên nhận xét: "Bác sĩ -nhạc sĩ Trương Thin trong mười hai ca khúc phổ thơ Kiều đồng điệu và tỉ tê, nỉ non vào trái tim người nghe, qua giọng ca Thuý Vinh rung động; qua chín h tác giả, đã là một nén hưctag trầm dâng lên anh hồn Nguyễn Du trong ngày giỗ của người " [34, 210]

Gần đây, bác sĩ, nhạc sĩ Trương Thìn có phổ bổ sung sáu khúc Kiều ca: Người khách viễn phương, Vườn xưa đã mất, Ai tri âm đó, Thì ra chiếc lá bơ vơ, Kiều xót xa thương, Chữ tâm kia mới...Dọc ngang trời rộng vẫy vùng biển khơi. Cũng như 12 khúc Kiều ca, sáu khúc Kiều ca phổ sau cũng cố âm hương rất đa dạng nhiều biến điệu: mạnh mẽ (Kiều gặp Từ Hải), trầm lắng não nùng (Vườn xưa đã mất, Thì ra chiếc lá bơ vơ, Xốt xa thương ), khoan thai suy ngẫm (Chữ tâm kia mới). Mười tám khúc Kiều ca của nhạc sĩ Trương Thìn đã được dàn dựng thu thành hai đĩa CD. Thu Hà, Thanh Hùng, Nguyễn Anh Dũng, ca đoàn Lang Thang và ca trường Nguyễn Hoàng Hương dẫn ngâm và hát; Vũ Quỳnh Hương, Vũ Hà dẫn đọc; nhà văn Diệu Tấn trích Kiều và dẫn giải; Hồ Đăng Tín, Lê Huy hoà âm; Lê Huy, Vũ Trụ, Amy Watson, Nguyễn Hân, Nguyễn Quân phối khí kỹ thuật và studio. Mười tám khúc Kiều ca cũng được bác sĩ nhạc sĩ Trương Thìn và bác sĩ Lê Hùng biểu diễn nhiều lần ở Pháp và Hoa Kỳ.

Nói chung, từ tiếng nói bằng ngôn ngữ thi ca, tiếng nói có tác động gián tiếp nay có thêm tiêng nói bằng âm thanh, bằng nhạc điệu có tác động trực tiếp chắc chắn sự tác động vào cảm thức người tiếp nhận sẽ tăng lên bội phần. Sức sống của tác phẩm càng bay xa vươn cao. Cổ một điều ai cũng nhận thấy không phải tác phẩm nào cũng đi vào nhạc, chỉ có những tác phẩm thơ giàu chất nhạc, người nhạc sĩ tìm thấy sự đồng cảm với tác phẩm thơ lúc ấy tác phẩm nhạc mới ra đời.

2.2.2.Sân khấu:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)