2.1.2.3.Dùng điệp từ, điệp ngữ:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 47 - 53)

2.1.2.Tính nhạc thể hiệ nở một số hình thức khác:

2.1.2.3.Dùng điệp từ, điệp ngữ:

Các cụ gọi câu văn như thế toàn là chữ nước không có tính rắn chắc của văn đại gia. Nhưng Nguyễn Du từ bỏ con đường bác học đi vào biện pháp của nhân dân. Dưới góc nhìn của phong cách học, phép điệp trong vãn chương có khả năng "nhấn mạnh một nội dung ý nghĩa và tăng cường nhạc tính, tăng cường sư'c biểu cảm cho thơ văn" [3,247]. Toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều, điệp trong câu có 140 lần. Có thể xem đây là những trọng âm trong câu thơ, những nốt

nhấn trong dòng nhạc góp phần thay đổi âm hưởng, nhấn mạnh ý nghĩa:

-Khi khẳng định vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: Một hai nghiêng nước nghiêng thành. (27)

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. (28)

-Khi dự báo sự đồng nhất số phận của hai con người ỏ hai thế giới -thế giới cõi dương, Thúy Kiều và thế giới cõi âm, Đạm Tiên, Nguyễn Du nhắc lại từ "ta" hai lần:

Hữu tình ta lại gặp ta , (128)

-Tiếng sét ái tình đã làm cho đôi trai tài gái sắc phải thao thức mộng mơ, day dứt, do dự giữa về và ở, về thì tiếc ở thì cũng không xong. Cái ranh giới mong manh giữa tỉnh và mê đã bị xoá nhoà :

48

-Điệp từ "bên" là một sự đắn đo lựa chọn và so sánh:

Bên tình, bên hiếu, bên nào nặng hơn ? (601)

-Cái đẹp đồng nghĩa với sự đọa đày là một nghịch lý trong thời đại ngày nay nhưng lại là chân lý trong thời đại Nguyễn Du :

Hoa sao, hoa khéo đọa đày bấy hoa? (1068)

Đặc biệt những từ, những ngữ được điệp trong nhiều câu, nó đã trở thành những điệp

khúc, những hợp âm chính của nhạc khúc về cuộc đời Kiều :

-Trong hai câu hỏi tu từ có hai từ "nào người" điệp lại hai lần, đây lại là nỗi ray rứt trước những cảnh đời trái ngược, thân phận hẩm hiu của người phụ nữ tài hoa:

Nào người phượng chạ loan chung (89) Nào người tích lục, tham hồng là ai ? (90)

-Điệp ngữ “lại càng"chuyển tải được niềm ray rứt, nỗi xúc động, buồn thương, nỗi buồn miên man liên tiếp như đang trào dâng trong trái tim đa cảm của Thúy Kiều khi nàng nghĩ về kiếp hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên :

Lai càng mê mẩn tâm thần, (101) Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra. (102) Lại càng ủ dốt nét hoa (103) Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắng dài! (104)

-Sự biến tấu của khúc đàn đa âm hưởng dự báo cuộc đời đầy chông gai sóng gió được diễn đạt bằng điệp khúc :

Khúc đâu Hán, Sở chiến trường, (473) Nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau . (474) Khúc đâu Tư mã Phượng cầu, (475) Nghe ra như oán, như sầu phải chăng! (476) Kê Khang này khúc Quảng Lăng, (477)

49

Một rằng Lưu thúy hai rằng Hành vân. (478) Qua quan này khúc Chiêu Quân, (479) Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia, (480) -Lời thề ước sắt son của Kiều với Kim Trọng lại mở ra điệp khúc :

Còn non, còn nước, còn dài. (557) Còn về, còn nhớ đến ngày hôm nay ! (558)

-"Nghĩ đi nghĩ lại "là một điệp khúc của nội tâm, là sự trăn trỏ, đắn đo giữa cái lợi và cái hại, giữa cá nhân và gia đình:

Nghĩ đi. nghĩ lại, mót mình : (859) « Một mình thì chớ , hai tình thì sao ? » (860)

-Điệp ngữ "buồn trông" diễn tả nỗi buồn triền miên liên tiếp của cô Kiều khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. cành thay đổi- cửa bể chiều hôm, con thuyền thấp thoáng, ngọn nước mỏng manh, nội cỏ dâu dâu, chân mây mặt đất một màu nhàn nhạt, tiếng sóng dữ dội nhưng tình thì cố định. Kiều nhìn đâu cũng thấy buồn. Có thể nói đây là một điệp khúc buồn nhạc điệu dặt dìu, lê thê:

Buồn trông cửa bể chiều hôm, (1047) Buồn trông ngọn nước mới sa, (1049) Buồn trông nôi cỏ dàu dàu. (1051) Buồn trông gio cuốn mặt duềnh, (1053)

-Cảnh ăn chơi trác táng đến chóng vánh được thể hiện bằng điệp khúc "chơi cho” và “khi". Đó là lối sống buông thả mà Tú bà yêu cầu những người mới bước vào làng chơi phải thực hiện:

Chơi cho liễu chán, hoa chê, (1211) Cho lăn lóc đá , cho mê mẫn đời. (1212) Khi khoé hạnh, khi nét ngài, (1213)

50

Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa. (1214)

-Những từ để hỏi "khi sao, giờ sao, mặt sao, thân sao"cùng với từ chỉ thời gian "khi "và những từ chi chủ thể trữ tình " mình " cứ điệp đi điệp lại đã góp phần bộc bạch sự dày vò tâm can trước tấm thân tàn tạ nhơ nhuốc :

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh. (1233) Giật mình, mình lại thương mình xót xa. (1234) Khi sao phong gấm rủ là, (1235) Giờ sao tan tác như hoa giữa đường ? (1236) Mát sao dày gió dan sướng. (1237) Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? (1238)

-Điệp khúc "đã cho, làm cho, đã đày"như một lời khẳng định chắc nịch về cái qui luật nghiệt ngà của kiếp hồng nhan đa truân :

Đã cho lấy chữ hồng nhan, (1271) Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân! (1272) Đã đày vào kiếp phong trần, (1273) Sao cho sĩ nhục một lần mới thôi! (1274)

-Điệp khúc "khi" đi liền với những danh từ lại là khúc nhạc tình dan díu của Thúc Sinh khi ở lầu xanh với Kiều :

Khi gió gác, khi trăng sân, (1295) Bầu tiên chuốc rượu, câu thần nối thơ. (1296) Khi hương sớm, khi trà trưa (1297) Bàn vây điểm nước, đường tơ hoa đàn. (1298)

-Điệp khúc "càng" như muốn diễn tả tình sâu nghĩa nặng của Kiều và Thúc sinh Một nhà sum họp trúc mai, (1381)

51

Hương càng đượm, lửa càng nồng. (1383) Càng xôi vẻ ngọc, càng lồng màu sen. (1384)

-Chén rượu tiễn đưa và chén rượu đợi chờ diễ n ra liên tiếp như một lời hẹn ước đợi chờ, một niềm mong mỏi ngày Thúc Sinh trở lại:

Chén đưa nhớ bữa hôm nay, (1517) Chén mừng, xin đợi ngày này năm sau! (1518)

-Rắp tâm hành hạ đày đoa Kiều của Hoạn Thư được nhấn mạnh bằng điệp khúc "làm cho":

Làm cho nhìn chẳng được nhau, (1449) Làm cho đày đoa cất đầu chẳng lên. (1550) Làm cho ưông thấy nhãn tiền , (1551) Cho người thăm ván, bán thuyền biết tay." (1552)

-Cũng là điệp khúc "làm cho" nhưng lần này quyết liệt và dữ dội hơn. Nó không chỉ lặp lại trên một dòng thơ mà cồn xuất hiện ở những dòng thơ khác . "Người đọc có cảm giác như Hoạn Thư đang nghiến răng"[63, 253]

Làm cho, cho mệt, cho mê. (1617) Làm cho đau đớn, é chề cho coi! (1618) Trước cho bỏ ghét những người, (1619) Sau cho để một trò cười về sau!" (1620)

-Rắp tâm đó đã trở thành hiện thực, kẻ chủ động đày đọa ra hết yêu cầu này đến yêu cầu khác"bắt", kẻ bị động trở thành con rối "khoan, nhặt, quì, mời". Trước mặt Hoạn Thư, Kiều còn tệ hơn một kẻ tôi đòi:

Bất khoan ,bắt nhặt, đến lời, (1837) Bắt quì tận mặt,bắt mời tận tay. (1838)

52

Nơi gần, thì chẳng tiện nơi, (2101) Nơi xa, thì chẳng có người nào xa. (2102) -“Tha ra, làm ra" lại là điệp khúc của sự phân vân :

Tha ra thì cũng may đời. (2375) Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen. (2376)

-Lời than thân trách phận trước cái chết bi thương của Từ Hải được diễn đạt bằng bốn nốt nhấn trong ba câu hỏi tu từ:

Duyên đâu, ai dứt ai đào, (2609) Nợ đâu, ai đã dắt vào tận tay ? (2610) Thân sao, thân đến thế này? (2611)

-Nỗi bàng hoàng của Kim Trọng trước cảnh gia đình Thúy Kiều ly tán, mạt vận được thể hiện bằng những nốt nhấn "hỏi":

Hỏi ông, ông mắc tụng đình , (2756) Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha. (2757) Hỏi nhà, nhà đã dời xa, (2758) Hỏi chàng vương, với cùng là Thúy Vân. (2759)

-Điệp khúc về sự đoàn viển gia đình sau 15 năm lưu lạc được diễn đạt bằng những đại từ chỉ trỏ "này" gói gọn toong một cặp câu :

"Này chồng, này mẹ, này cha, (2981) Này là em ruột, này là em dâu . (2982)

-Lời khước từ khéo léo của Kiều được thể hiện qua điệp khúc "mùi thiền, màu thiền": Mùi thiền, đã bén muối dưa. (3043)

Màu thiền, ăn mặc đã ưa nâu sồng. (3044)

-Động từ chỉ sự tồn tại "có" được điệp lại ba lần lại là một lời khẳng định về quan niệm thiên biến vạn hoá của chữ trinh :

53

Xưa nay trong đạo đàn bà, (3115) Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường; (3116) Có khi biến, có khi thường, (3117) Có quyền, nào phải một đường chép kinh? (3118)

Nói chung những điệp khúc trên được thiên tài Nguyễn Du rải đều trên 3254 câu thơ. Thông thường chỗ nào cổ điệp khúc xuất hiện nơi đó lại là nội dung trọng tâm, những nết nhấn của tác phẩm.

2.1.2.4.Đối:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)