3.1.3.Chất họa trong những bức tranh cảnh sinh hoạt:
3.1.3.3.Cảnh xử kiện:
Khác với cảnh trên, cảnh xử kiện có vẻ uy nghiêm hơn :
Đất bằng nổi sóng đùng đùng, (1405) Phủ đường sai lá phiếu hồng thôi tra. (1406) Cùng nhau theo gót sai nha, (1407) Song song vào trước sân hoa, lạy quì. (1408) Trông lên mặt sắt đen sì, (1409) Lập nghiêm trước đã, ra uy nặng lời: (1410)
Khi miêu tả cảnh xử kiện, Nguyễn Du đã lượt bỏ những chi tiết phụ để tập trung vào chi tiết chính - tội nhân và bản quan, người bị xử và kẻ xử kiện. Hai nhãn vật có sự tương phản về đường nét, sắc mặt, ngôn ngữ, hành động. Đối với người bị kiện, Nguyễn Du đặc tả những hình ảnh thể hiện sự tàn phai, tan tác "Đào hoen, liễu tan, gương lờ, mai gầy", khúm núm sợ sệt, thái độ căm lặng, chịu đựng"dám kê u, quì lạy". Ngược lại, đối với người xử kiện, ông chú ý đến thái độ lạnh lùng, ra oai, uy hiếp, ngôn ngữ gắt gỏng, khuôn mặt đầy vẻ cứng rắn, cương nghị "mặt sắt đen sì". Nguyễn Du khai thác thành công tính chất bất hợp lý của lối xử kiện lạ lùng, ngược đời, hiếm có- sỉ vả Thúc Sinh, đánh đập Thúy Kiều và ra lệnh cho trả về lầu xanh. Nhimg đến khi thấu hiểu sự việc, biết được tài thơ của Thúy Kiều, thì quan xử kiện đã thay đổi thái đ ộ, sẩn sàng làm chủ hôn. Việc quan phủ nhân danh pháp luật thừa nhận cuộc tình duyên của Kiều và Thúc Sinh phần nào phản ảnh quan niệm "Trai năm thê bảy thiếp "của xã hội xưa.
114
Theo Nguyễn Du "Chữ tài liền với chữ tai mổ ị vần", song có lẽ ông cũng không loại trừ trường hợp ngoại lệ. Nhờ tài thơ mà Thúy Kiều không phải trở về cuộc sống ô nhục nơi lầu xanh.
3.1.3.4.Cảnh đốt nhà bắt cóc: