3.1.2.Chất họa trong những bức tranh phong cảnh:
3.1.2.4.Cảnh Kiều ra đi:
một con người với tấm thân mảnh khảnh lầm lũi trong đồi cát, cỏ cây "mịt mù" và nhạt nhoà dưới màu vàng yếu ớt của trăng khuya, dần dần mất hút trong con đường dài quanh co vạn dặm vắng lặng đến rợn người. Chỉ một tiếng động tĩnh rất khẽ của "dấu giày "cũng nghe thấu. cấu trúc bức tranh được xây dựng trong sự tương phản -con người thì quá bé nhỏ trước cái cảnh đêm thì quá mông lung, không gian thì rộng vô tận. Không chỉ có hoa, bức tranh thơ còn có nhạc - tiếng nhạc đều đều của dấu giày hoà cùng tiếng gà canh khuya văng vẳng đâu đây và trên hết là tiếng nhạc lồng thổn thức lo sợ, tự thương mình :
Canh khuya, thân gái dặm trường, (2031) Phần e đường xá, phần thương dãi dầu! (2031)
Ngôn từ thơ thật đơn giản nhưng đây lại là hai câu thơ vô cùng đặc sắc. Câu trên mở ra thế giới ngoại cảnh, câu dưới đi vào thế giới tâm cảnh với hai hướng. Kiều cảm thây lo sợ điều không hay có thể đến"e đường xá" khi hướng ngoại và tự thương thâiTthương dãi dầu" khi hướng nội. Cả hai tạo nên một sự cộng hưởng rất lớn về nỗi đau thân phận. Có thể xem đây là lời than thân của người trong cuộc và sự đồng cảm sâu sắc của người ngoài cuộc. Những thanh bằng"canh khuya thân, phần e đường", những vần có âm vang"trường, đường, thương” liên tiếp xuất hiện trong hai câu thơ làm cho câu thơ có sức âm vang, có khả năng khơi gợi một niềm cảm thương về kiếp "hồng nhan đa truân". Camera của thi hào Nguyễn Du như đã ria đủ hướng như tìm kiếm, dõi theo từng thao tác của nàng Kiều từ đầu đến cuối, từ khi thân gái yếu ớt
110
mảnh khảnh cố cất mình qua bức tường hoa đầy hiểm nguy đến lúc rời xa khu vườn của nhà họ Hoạn trong cảnh ngộ bơ vơ không thấy đâu là nhà, người thân thích.
3.1.2.5.Cảnh sông Tiền Đường: