2.1.2.Tính nhạc thể hiệ nở một số hình thức khác:
2.1.2.5.Kết cấu tác phẩm:
lưu loát nên âm hưởng chủ đạo của bản đại hoa tấu trầm lắng nhẹ nhàng êm ả ngân nga rót
vào hồn người. Có thể xem đó là những tiếng nhạc nền trong một bản giao hưởng. Trên cái nền
âm hưởng chung ấy không biết bao nhiêu âm điệu nhỏ bé khác, âm điệu của từng vế, từng câu,
từng đoạn một nâng đỡ, phụ họa nhau thật vô cùng uyển chuyển.
Xét về kết cấu của toàn tác phẩm, Truyện Kiều có thể chia ra làm ba phần: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ. Trong từng phần âm điệu có khác nhau:
56
Phần một có âm điệu vui nhộn pha một chút buồn thương với những tiếng động huyên
náo của ngày hội Đạp thanh, tiếng tâm tình thủ thỉ thề non hẹn biển của đôi trai tài gái sắc, tiếng khóc thầm lặng của Thuý Kiều trước nấm mồ vô chủ.
Phần hai âm điệu đầy biến tấu- khi thì mạnh mẽ với tiếng thét của bọn đầu trâu mặt ngựa,
tiếng roi nơi phủ đường, tiếng đoàn quân rập rình, tiếng sát khí nơi chiến trường, tiếng nước réo rắc nơi sông Tiền đường, tiếng chửi mắng của Sở Khanh, tiếng quát tháo của Tú Bà, tiếng thét của Hoạn Thư; khi thì dịu nhẹ chậm rãi với tiếng nức nở của Thúy Kiều bên thi hài của Từ Hải và trước mặt vợ chồng Thúc Sinh, tiếng đàn não nùng của Thúy Kiều khi thì rộn ràng với tiếng mặc cả của tên Mã Giám Sinh, tiếng cười cợt trong những cuộc truy hoan, tiếng cười nói trong cuộc báo ân, tiếng cầu xin trong cuộc báo oán ...
Phần ba trở lại âm điệu vui nhưng lắng đọng với tiếng hỏi han vồn vã của gia đình, tiếng
tâm tình nhỏ nhẹ của cô Kiều, tiếng nài nỉ của chàng Kim. Lê Hữu Mục có lý khi so sánh: «có thể so sánh Truyện Kiều với bản giao hưởng số 5 của Beethoven cùng năm sáng tác, cùng một chủ đề chính là Định mệnh, cùng một nền tảng triết lý là con người chịến thắng định mệnh bằng tự do và từ tâm, cùng nổi tiếng trong thế giới văn chương và nghệ thuật."[22,117].
Xét về kết cấu của từng đoạn nhỏ, tính nhạc cũng được thể hiện. Nó vừa mang tính chất riêng của từng đoạn vừa hoà chung với âm hưởng của toàn tác phẩm: Đoạn "Kiều ở lầu Ngưng bích " là một khúc nhạc buồn. Ngoài nhạc điệu nhẹ nhàng êm ái ru hồn, ta còn cảm được tiếng nhạc lòng thổn thức của cô Kiều-hoài niệm nhớ thương da diết và lo sợ trước tương lai mịt mùng bế tắc, chán ngán trước cuộc sống vô vị tẻ nhạt. Đoạn "Kiều gặp Kim Trọng" có tiếng
nhạc vàng êm nhẹ, tiếng bước chân từ tốn chậm rãi của Kim Trọng, tiếng tâm tình thủ thỉ của
đôi trai tài gái sắc. Đoạn Kiều “Trao duyên” lại là đoạn tầng tầng lớp lớp nhịp điệu, có lúc
phẳng lặng có lúc đột ngột, có lúc dữ dội và như đưa con người về cõi bên kia. Đoạn "Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều" nhịp điệu như cắt đứt xẻ chia. Đoạn "Kiều khuyên Từ Hải ra hàng" khi thì hùng tráng sôi nổi rắn rỏi lôi cuốn, khi thì nhẹ nhàng tha thiết...
Nhà thơ Xuân Diệu không thái quá khi kết luận: “Truyện Kiều còn là một bản nhạc dài, văn Kiều dễ nhớ dễ thuộc, huyễn diệu người ta, một phần lớn cũng do nhạc điệu. Nhạc điệu ấy bàng bạc, hoà chan khắp cả quyển, thấm vào mọi câu ...Không những là nhạc điệu gợi theo những nhạc điệu có bên ngoài... mà là cái nhạc điệu lấy ở lỗ tai nghe ...lấy ở con mắt thấy ...Và
57
chủ yếu là nhạc điệu của tình cảm, của tâm hồn, nên nó vừa hữu ảnh, lại vừa vô hình, réo rắt mênh mang "Còn điều chi nữa mà ngờ. Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu". Có những khi chuyển hồi chuyển đoạn, đoạn cuối vừa lặn dần, đuối như già cỗi "biết thân chạy chẳng khỏi trời. Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh" bỗng màn cuối kéo lên, một nhạc điệu mới trẻ trung, đoan đả dõng dạc cất ngay "Lần thâu gió mát trăng thanh. Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi" có những câu nhạc điệu ở khắp nơi đó là ánh sáng vàng của mùa thu rung rinh thành nhạc điệu "Long lanh đáy nước in trời. Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng "[92,150]
2.1.3.Tính nhạc thể hiện qua những âm hưởng âm nhạc: