2.1.3.2.Âm hưởng âm nhạc trong ngày họ Mã rước dâ u:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 65)

2.1.3.Tính nhạc thể hiện qua những âm hưởng âm nhạc:

2.1.3.2.Âm hưởng âm nhạc trong ngày họ Mã rước dâ u:

rước dâu. Trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt ấy, thi hào Nguyễn Du đã chọn những nhạc cụ rất phù hợp “Quản huyền”:

Xiết bao kể nỗi thảm sầu ! (777) Khắc canh đã giục nam lâu mấy hồi. (778) Kiệu hoa đâu đã đến ngoài, (779) Quản huyền, đâu đã giục người sinh ly. (780)

Khác với những đoạn thơ miêu tà nghệ thuật độc tấu của Thúy Kiều trên cây đàn Tỳ Bà, những câu thơ trên lại nặng chất cảm xúc nhẹ chất miêu tả. Mặc dù không ghi âm tiếng nhạc, không nói rõ loại đàn gì nhưng tiếng nhạc trong ngày họ Mã rước dâu vẫn được gợi lên. Theo Tản Đà. “Quản là ống, tượng trưng cho tiếng sáo, huyền là dây - tiếng đàn. Cái hay của câu thơ là tiếng nhạc vui đặt với chữ sinh ly là tiếng buồn"[96,67]. Nhưng nếu đi vào tính chất đặc thù về âm sắc của từng nhạc cụ ta thấy rằng sáo có âm sắc chung trầm buồn. Âm hưởng đó chắc

chắn có sự cộng hương của tiếng đàn cùng điệu, những âm thanh kể lể thảm thương trước cảnh sinh ly, tiếng dừng đột ngột của chiếc kiệu hoa. Tất cả tạo nên những âm sắc vội vội, vàng

vàng, thê lương, buồn thảm, chia ly chẳng khác nào những âm sắc của những nhạc cụ đưa tiễn

người quá cố. Trong tiếng nhạc dường như ta còn nghe thấu nỗi đau của nàng Kiều và của cả thi hào.

Trong bản Kim Vân Kiều Truyện, tiếng nhạc trong ngày họ Mã rước dâu hoàn toàn không có. Thanh Tâm Tài Nhân chi nói phớt qua bằng một câu "Hôm sau nhà họ Mã đến rước dâu, Thúy Kiều cất tiếng khóc ầm lên, vừa nhủ thầm..." [83,119]

2.1.3.3.Tiếng nhạc của vũ trụ:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)