3.1.1.1.Nhân vật chính diện:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 76 - 87)

sau.

3.1.1.1.Nhân vật chính diện:

đường nét lúc thì mềm mại uyển chuyển lúc thì phóng bút nhiều chiều kích, nét vẽ đậm và kỹ hơn so với nhân vật phản diện. Những hình ảnh ước lệ được dùng khi miêu tả nhân vật là những hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp sáng trong, rực rỡ, bền vững như phong, hoa, tuyết, nguyệt, sơn, thuỷ...Đây là bút pháp cực tả, tuyệt đối hoa, lý tưởng hoá nhan sắc cốt cách nhân vật.

3.1.1.1.1.Chân dung Thụy Kiều:

-Phần mở đầu tác phẩm:

Trong chân dung nghệ thuật, vấn đề hàng đầu là đường nét, màu sắc đậm nhạt, lu mờ. Nắm vững nguyên lý vẽ chân dung nghệ thuật khi hoa tác nhân vật Thúy Kiều, nhân vật trung tâm của tác phẩm, Nguyễn Du đã chọn những găm màu mát, màu trắng trong cửa nước, màu xanh của núi và liễu, màu sắc đậm và tươi của hoa "thắm"; đường nét mảnh mai uyển chuyển

77

phối, Nguyễn Du còn dùng lối so sánh về cường độ màu "thua thắm, kém xanh " để làm rõ vẻ đẹp hoàn thiện toàn mỹ, làm hiện lên số phận của một con người theo đúng triết lý "Hồng nhan bạc mệnh, tài tử đa truân". Chỉ hai nét vẽ, bức chân dung của một giai nhân tuyệt thế đã hiện hữu, đó chính là cái tài cửa thi hào:

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn, (26) Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. (25)

Vẽ nhân vật Thúy Vân Nguyễn Du thiên về tổng thể còn khi phác hoa nhân vật Thuý Kiều Nguyễn Du thiên về điểm nhãn. Thi hào đi vào đôi mắt theo quan niệm mỹ học phương Đông "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Chọn màu trắng để diễn tả độ trong xuyên thấu vào tâm hồn, chọn nét xuân sơn để diễn tả sự gợi cảm của một con người nặng về đời sống tâm hồn rất đa tình đa cảm, đây là một sự tinh tế. Vũ Hạnh có lý khi lý giải vì sao thi hào Nguyễn Du không tả đôi mắt của Thúy Vân mà lại miêu tả kỹ đôi mắt của Kiều “Thuý Vân có mắt điều ấy thật hiển nhiên (...) Nhưng đôi mắt nàng chỉ là đôi mắt nằm trên khuôn mặt để làm đầy đủ lệ bộ của một khung diện mà thôi (...) Đôi mắt ấy phổng ra tia nhìn là để rập theo ý tình kẻ khác, miễn ý tình ấy thuộc về lẽ phải hiển nhiên, thuộc về trật tự đã được cuộc đời chấp nhận(...) Có lẽ, Vân đã nhường mắt cho Kiều. Vì chỉ mỗi một mình Kiều ở trong tác phẩm có đôi mắt sáng, mắt đẹp lạ lùng. Cặp mắt ấy có nhãn lực tuyệt vời, nhìn được chiều sâu thăm thẳm, tưởng chừng vạch được màu xuân tươi tốt mà soi thấu vào tận đáy mồ hoang để cảm thấu nỗi niềm cô độc xót xa của kiếp người. Cập mắt ấy nhìn được liên hệ giữa người và ta, giữa cái đã qua và cái sẽ đến."[76,170]. Không chỉ đẹp, đôi mắt của Kiều còn là đôi mắt của sự tính thông:

Mắt xanh chẳng để ai vào, có không ? (2182) hoặc: Khen cho con mắt tinh đời (2201) Anh hùng đoán giữa trần ai mới già! (2202)

Mắt trong - đôi mắt đẹp ánh lên sự thông minh, mắt xanh-đôi mắt của sự đồng tình trân trọng, giờ lại là con mắt tinh đời- đôi mắt phán đoán nhận xét sắc sảo chính xác nhanh chống về con người. Có thể nói, đối với Thúy Kiều, vẻ đẹp của hình thức luôn luôn tiềm ẩn vẻ đẹp của tâm hồn và vẻ đẹp của tâm hồn "đã phản chiếu trên những dung nhan nàng những đường nét, nhữíig màu sắc tươi đẹp mà đằm thắm" [10,25]

78

-Trước mặt mụ mối, Kiều không còn là Kiều của ngày nào. Nàng đã biến sắc, thi hào chọn sắc vàng của hoa lá, một màu sắc buồn tiêu biểu cho mùa thu, những nét mờ, nét phớt lĩ

trong sự phản chiếu và nét mảnh khảnh mỏng manh. sắc màu ấy, đường nét ấy tượng trưng cho

cái thần sắc bạc nhược, sự thỉu não. Cái thần của bức tranh là ở sự tương quan giữa sắc buồn và nét mờ, là sự đối lập giữa cái hôm qua và cái hôm nay, tất cả nhằm làm nổi rõ sự ủ dột tái tê của một con người cam chịu chai lý vì mang nỗi đau căm lặng không thể vùng vẫy :

Ngừng hoa bổng thẹn, trông gương mặt dày. (636) Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai. (638).

Bốn nét vẽ là bốn hình thái hỗ trợ cho nhau, thống nhất nhau trong việc diễn tả sự chấn động tâm lý đã làm tàn phai nhan sắc. Trong bốn nét vẽ đó, hai nét vẽ "Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai" là hai nét vẽ thần tình nhất, thể hiện được thái độ căm lặng đến tuyệt đối, căm lặng nhưng Kiều vẫn không giấu được nỗi đau đớn, xót xa tủi nhục. Giờ đây, Kiều chỉ còn là cái bóng của chính mình! Khác với bức vẽ trên, khi thực hiện bức vẽ này, Nguyễn Du không

dùng những sắc màu đậm, đường nét sắc cạnh. Chính bứt pháp vẽ kiểu như vậy đã tạo được

cái thần của câu thơ, vừa thể hiện được dáng hình, vừa thể hiện được nỗi đau ẩn đằng sau bộ dạng bên ngoài.

Kiều tắm:

Có lẽ đây là bức hoa khó vẽ nhất trong những bức tranh vẽ chân dung nhân vật. Bởi lẽ, nếu không khéo sẽ rơi vào sự dễ dãi, đường đột, lộ liễu kém tế nhị, đi chệch với những quan niệm đạo đức của xã hội đương thời, đồng thời hạ thấp giá trí của cô Kiều, một cô gái vốn khuôn thước theo kiểu "Êm đêm trướng rủ màn che”. Là một nhà nho chính thống uyên thâm, Nguyễn Du rất từ tốn chậm rãi cẩn thận khi hoa một thân thể khoả thân. Trước hết, nhà thi hoa tạo ra một bức phông màn rất gợi cảm đầy hương hoa "rủ bức tường hồng tẩm hoa" trước khi vén bức màn bí mật. Nhà thi hoa đã tạo được cảm giác náo nức chờ đợi cho người đọc, người xem bằng cách cho cuộn Him quay thật chậm và rồi thật bất ngờ "Một toà thiên nhiên" đã hiện hữu. Nét vẽ "Toà thiên nhiên" thể hiện được sự kín đáo bí hiểm gợi trường liên tưởng sâu xa. Chỉ bằng hai câu thơ, với những sắc màu tinh nguyên "Trong ngọc trắng ngàmột đường nét giàu tính tượng trưng, Nguyễn Du đã tạo ra một bức hoa về thân thể người phu nữ nửa thực, nửa hư. Đứng là tuyệt họa !

79

Buồng the phải buổi thong dong, (1309) Thang lan, rủ bức trướng hồng tẩm hoa. (1310) Rõ ràng trong ngọc, trắng ngà , (1311) Dày dày sẩn đúc một toà thiên nhiên! (1312)

Không riêng Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương không ít lần vẽ những bức tranh nửa kín nửa hở về người phụ nữ. Trong bài thơ 'Thiếu nữ ngủ ngày", bà chúa thơ Nôm đã viết:

Đôi gò Đồng đảo sương còn ngậm, Một mạch Đào nguyên suối chửa thông.

Bức vẽ thiên về chi tiết, nặng về vùng cấm kỵ. Đây không phải là bức tranh khoả thân hoàn toàn. Bức tranh về nàng Kiều mới chính là :"Bức tranh khoả thân duy nhất trong văn học Việt Nam (...) Giải nhất trao cho Nguyễn Du” [92,149].

-Kiều bị đánh trong vụ kiện của Thúc Ông:

Vẽ chân dung Kiều bị đánh, Nguyễn Du dùng những sắc màu đậm điểm vào bức tranh nền để gây ấn tượng. Ông không dùng những nét vẽ chuẩn mà dừng những nét vẽ đệm thêm, nhoè ra, dừng nhiều đường gãy "tiêu biểu cho sự đổ vờ không an toàn nguy hiểm"[11, 57]. Nhờ thế, nó đã diễn tả được những dấu vết của những trận đòn khủng khiếp nơi phủ đường. Một loạt những hình ảnh vốn tiêu biểu cho cái đẹp đã bị tàn phai được nhà thi hoa đùng liên tiếp hỗ trợ cho nhau tạo được ấn tượng mạnh về sự đổi sắc, biến dạng. Bức tranh trở thành lời kết tội đanh thép về những kẻ không biết trân trọng cái đẹp, sẩn sàng vùi dập cái đẹp một cách tàn nhẫn:

Ba cây chập lại một cành mẫu đơn. (1426) Phận đành chi dám kêu oan, (1427) Đào hoen quyện má, liễu tan tác mày. (1428) Một sân lầm cát đã đầy, (1429) Gương lờ nước thúy, mai gầy vóc sương. (1430)

80

Thân phận con ong cái kiến chỉ có con đường duy nhất là cam chịu, cam chịu đến mức tàn tạ cuối cùng.

-Kiều chết đuối được vớt lên từ sông Tiền Đường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi hoa thân chết trôi, Nguyễn Du đã lượt bỏ những chi tiết phụ không cần thiết, chọn lọc những chi tiết đặc tả, xen vào đó lời bình luận trữ tình:

Trên mui lướt mướt áo là, (2707) Tuy dầm hơi nước, chưa loà bóng gương. (2708)

Một đường nét "lướt mướt "cũng đủ vẽ bộ xiêm y ướt dầm rủ xuống thấm vào da thịt gợi ra những nét hư thực của thân thể đang bất động, buông xuôi. Giữa lúc ranh giới sống và chết thật mong manh ta mới càng thấy rõ giá trị của cái đẹp đích thực, vẻ đẹp tính nguyên sáng ương của một giai nhân tuyệt thế ngày nào vẫn còn in dấu. sống cũng đẹp và chết cũng đẹp. Không có tấm lòng trân trọng thương cảm, luôn luôn có ý thức tôn vinh cái đẹp thì không thể có cái nhìn đầy nhân văn như thế! Theo Xuân Diệu đây là hai câu thơ đầy dư ba "Thân Kiều nửa hư nửa thực, hồn Kiều nửa sống nửa chết, văn Nguyễn Du tả đẹp lạ thường !"[92,150]. Có thể xem bức vẽ trên là bức vẽ tĩnh và cái đẹp mang tính chất tiềm ẩn.

- Kiều đối điện với Kim trọng trong phẩn đoàn viên:

Vẻ đẹp của Kiều chỉ được vẽ bằng một nét bút với một sắc màu. Không phải là sắc trong của nước, sắc thắm của hoa, sắc xanh của n úi, mà là sắc vàng của sen vào lúc cuối hạ. "Sen vàng" là một điển tích nói về người phụ nữ đẹp. Trong tư duy người Việt "hoa sen" vừa gợi lên được sự chịu đựng vừa khẳng định được giá ưị cao khiết. Dù cuộc đời trầm luân đã nhai nghiên vẻ đẹp bên ngoài nhưng vượt lên tất cả là tấm lòng kiên trinh cao đẹp của nàng Kiều. Nàng như một đoá hoa sen "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn":

Buồng trong, vội dạo sen vàng bước ra. (3008)

Miêu tả nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du thường đặt những hình ảnh trong sự đối sánh. Nếu trước kia là hoa là liễu, là thu thuỷ, là mai cốt cách thi nay là cúc buồn, mai gầy, đào hoan, liễu tan tác, gương lờ nước thúy. Những bức tranh trong sự đối sánh tạo nên một sự tiếp nối về một nhân vật với nhiều cảnh đời.

81

3.1.1.1.2.Chân dung Thuý Vân:

Khác với nhân vật Thúy Kiều, nhân vật Thúy Vân là loại nhân vật đề thêm để tôn thêm vẻ đẹp và gỡ rối cho Thúy Kiều. Vì thế, nhân vật này dù có nhắc đến nhiều lần nhưng chỉ mang chất hoa có một lần ở phần đầu tác phẩm. Nhưng để tạo ra vẻ đẹp theo kiểu "Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" không phải là chuyện dễ. Cũng với những"Môtif” hình tượng quen thuộc, khuôn mẫu "Hoa cười, ngọc thốt, khuôn trăng, nét ngài...", Nguyễn Du "còn đưa vào những từ ngữ nôm na nhưng nội hàm đa nghĩa, những từ ngữ đầy đặn, nỡ nang không chỉ miêu tả khuôn mặt phương phi tròn trịa, nét ngài minh bạch rõ ràng của Thúy Vân mà đây còn là sự đầy đặn, mỹ mãn của số phận" [10,23]. Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn vận dụng hai khía cạnh quan trọng "Nhất dáng nhì da” trong những quan niệm quen thuộc của người phương Đông để tạo ra vẻ đẹp khác biệt:

Vân xem trang trọng khác vời, (19) Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. (20) Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang, (21) Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da, (22)

Vẽ Thúy Vân Nguyễn Du đi theo trình tự từ tổng thể đến chi tiết, từ dáng người đến khuôn mặt, nét ngài, nụ cười, tiếng nói, mái tóc, màu da. Nhờ sự hài hoa về sắc màu, mềm mại

về đường nét, vượt chuẩn về âm thanh, cân đối về hình khối, hoàn chỉnh cả điểm lẫn diện mà

bức chân dung Thuý Vân trở nên viên mãn, sống động, phúc hậu, mệnh phụ. Dù vậy, vẻ đẹp

của Thúy Vân thiếu đi cái thần "đôi mắt", nó thiê n về vẻ đẹp khuôn thuớc mẫu mực hơn là vẻ đẹp gợi cảm, sắc sảo và quyên ru. Điều đó đã làm nên sự khác biệt giữa hai chị em, hai số phận, hai tính cách: người thì hồng nhan bạc mệnh kẻ thì hạnh phúc ấm êm.

3.1.1.1.3.Chân dung Kim Trọng:

Đế tránh đi sự đơn điệu, Nguyễn Du phác họa nhân vật Kim Trọng được trong khung

cảnh buổi chiều thiên nhiên đầy diễm lệ, thanh tao. Khung cảnh thiên nhiên đã trở thành cái

phông màn tôn thêm vẻ đẹp cho nhân vật, và ngược lại nhân vật làm cho bức tranh thêm sống động có hồn. Cái tài của Nguyễn Du là tạo ra một bố cục có chính có phụ: người -ngựa, thầy- tớ, con người-thiên nhiên, dưới một góc nhìn xa gần.

82

Camera của thi hào đặc biệt chú ý đến cử chỉ từ tốn chậm rãi của một văn nhân thực thụ" lỏng buông, xuống ngựa, tới nơi, vào trong, ra ngoài". Kỹ thuật pha màu của nhà thi hoạ đã đạt

đến độ điêu luyện cao tay khi tạo ra sắc màu độc đáo của chiếc áo. Màu của chiếc áo là sự hoà

trộn giữa sắc biếc của da trời và sắc xanh của cỏ. Màu sắc ấy có được còn là sự kết hợp giữa tấm lòng trân trọng của Nguyễn Du và trái tim rung cảm của nàng Kiều. Đây là bức tranh

mang tính chất động, có găm màu mát trong đó màu xanh- xanh cỏ, xanh trời, xanh áo, xanh

cây là sắc màu chủ đạo. Bên cạnh đó đường nét thề hiện sự vận động cũng được Nguyễn Du sử

dụng thật tài tình. Những bước chân di chuyển nhẹ nhàng của chàng Kim đã làm cho thiên

nhiên thức dậy, bừng sáng, vận động khẽ khàng. Kim Trọng xuất hiện, dung mạo của chàng, cử chỉ, phong độ của chàng làm "xinh đẹp của một vùng" (chữ dùng của Xuân Diệu).

Khi hoa những bức tranh nhân vật, Nguyễn Du ít khi để cho nhân vật bị trống trải đơn chiếc. Nhân vật này xuất hiện trong sự đối sóng với nhân vật khác-Thuý Vân -Thuý Kiều, Thúy Kiều - Từ Hải, Kim Trọng -Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. Bức tranh sẽ trữ tình hơn khi có sự góp mặt của "Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.". Và vương Quan xuất hiện đã trở thành chiếc cầu nối tình cảm của đôi trai tài gái sắc. Tiếng sét ái tình đến với họ thật tự nhiên, bất ngờ và thú vị. Thiên tài Nguyễn Du chẳng khác nào một "ông tơ" dẫn dắt khéo léo cuộc gặp gỡ của hai tâm hồn đồng điệu:

Tuyết in sắc ngựa câu đòn, (139) Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời. (140) Nẻo xa mới tỏ mặt người, (141) Khách đà xuống ngựa, tới nơi tự tình. (142) Hài văn lần bước dặm xanh, (143) Một vùng như thể cây quỳnh, cành dao. (144)

Nhìn toàn cục của bức tranh từ sắc màu đến đường nét, từ cử chi đến hình ảnh, từ thiên nhiên đến con người cái gì cũng nhẹ nhàng, hữu tình đáng yêu. Nói như Đặng Thanh Lê "Bóng tối âm khí nặng nề khi gặp Đạm Tiên trong đoạn thơ trước đã biến đi nhường chỗ cho ánh sáng của cuộc sông, của vẻ đẹp con người, của tình yêu đang hè mỏ" [10,41]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

83

Xây dựng bức chân dung về chàng Kim, Nguyễn Du đã có những phá cách đáng kể. Ngoài những phương diện cần thiết khi nói đến nhân vật thư sinh phong kiến như con tuấn mẫ, chú tiểu đáng, trang phục, gia thế, tài năng, học thức, Nguyễn Du còn xem trọng sự hài hoà giữa con người với vũ trụ, giữa con người bên trong và cử chỉ biểu hiện ra bên ngoài và nhất là những xao động của tâm hổn, những biểu hiện tình cảm kín đáo, những cảm giác lúc tình, lúc mê, sự bịn rịn lưỡng lự giữa ở và về- về thì tiếc ở thì cũng chẳng xong. Cố thể nối, ít ai tả được tác động dữ dội của tiếng sét ái tình ồ những tâm hồn còn trắng trong như tờ giấy đang bắt đầu bước vào ngưỡng cửa tình yêu đứng và hay như tíu hào :

Người quốc sắc, kẻ thiên tài, (163) Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. (164) Chập chờn cơn tĩnh, cơn mê, (165) Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn. (166)

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 76 - 87)