2.1.2.Tính nhạc thể hiệ nở một số hình thức khác:
2.1.2.2.Dùng từ láy từ ghép có âm giống nhau:
cấu tạo. Ẩm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ. Trong chữ viết của ta thứ chữ theo nguyên tắc ghi âm, âm thanh và hình thức của từ được ghi lại bằng các chữ cái ..."[3,188]. Vận dụng đặc điểm này, trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng
46
rất nhiều từ láy, từ ghép có âm giống nhau để tạo nên tính nhạc. Có thể xem những từ láy âm là những nốt luyến láy trong những dòng thơ. Lê Trí Viễn đã nhận xét :"Tiếng đôi trong ngôn ngữ Việt Nam đều cấu tạo theo qui luật nhịp điệu hoặc theo qui luật tâm lý..."[27,186]. Còn Huỳnh Như Phương thì cho rằng “Trong tiếng Việt, sự cân đối, trầm bổng, nhịp nhàng, uyển chuyển, biện pháp trùng điệp, các thanh vần, ngữ điệu, các từ tượng thanh, từ láy đều góp phần tạo nên nhạc tính của câu thơ" [57,175]. Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều từ láy âm và dành cho loại từ này một địa vị quan trọng trong tác phẩm cửa mình. Khảo cứu 3254 câu Kiều ta thấy có:
-Không kể những từ ghép, trong Truyện Kiều có 678 từ láy âm. Có trường hợp trong một câu đến 3 từ đôi:
Góc trời thăm thẳm, ngày ngày đăm đăm . (910) Cười cười. nói nối ngọt ngào: (1983) Bốn bề bát ngát mênh mông . (2735) -73 câu có hai từ đôi, có một câu có từ láy 3, một câu có từ láy tư:
Sách sành sanh vét cho đầy túi tham . (584) Hớt hơ, hớt hãi nhìn nhau. (1659)
Những đoạn thơ xuất hiện càng nhiều từ láy âm thì tính nhạc càng cao. Những đọan thơ tả cảnh là những đoạn thơ có nhiều từ đôi nhất. Đoạn tả cảnh chị em Thúy Kiều, Thuý Vân đi chơi xuân có 9 câu (51-60) có 6 từ láyđôi : tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, dàu dàu. Đoạn tả chị em Thúy Kiều chơi xuân trở về có 11 câu (169-180) có 4 từ đôi : thướt tha,
chênh chếch, la đà, bời bời. Đặc biệt, trong những từ đôi được sử dụng chỉ có rất ít trường hợp
bị dùng lặp lại ngoại trừ một số từ như "vội vàng, thôi thôi, bời bời, bốn bề, trăm năm, nước
non, ân cần, tốc tơ, dập đìu, xa xôi, nghề nghiệp, bán buôn, rõ ràng, thuyền quyên, sắm sanh,
thị phi". Điều này cho thấy vốn từ của Nguyễn Du rất phong phú. Theo Phan Ngọc, trong ngôn
ngữ thông thường, từ láy âm thường đứng sau danh từ còn Nguyễn Du sử dụng nó trong mọi trường hợp:
-Từ láy âm đứng ở đầu câu có đến 102 trường hợp .
47
-Từ láy âm dùng sau danh từ, hoặc động từ có 310 trường hợp. -Từ láy âm đứng ỡ cuối có 171 trường hợp- đây là vị trí then chốt.
Ngoài giá trị tạo nên tính nhạc, những từ láy âm còn mang thêm sắc thái biểu cảm khác nhau: giảm nhẹ, bào quát, nhấn mạnh.
Nhìn chung, từ láy âm đứng ở vị trí nào thì độ luyến láy, nhạc tính nằm ở vị trí đổ. Sự phong phú về số lượng, chủng loại, đa dạng về vị trí của những từ láy âm đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sự đa dạng về nhạc điệu, chỉnh phục tâm hồn tình cảm người đọc kể cả người đọc khổ tính. Sử dụng nhiều từ láy âm, Nguyễn Du còn thể hiện ý thức coi trọng văn chương bình dân làm giảm bớt ảnh hưởng của văn chương bác học.
2.1.2.3.Dùng điệp từ, điệp ngữ: