2.1.2.Tính nhạc thể hiệ nở một số hình thức khác:
2.1.2.1.Hình thức phối âm, điệp âm:
một số trường hợp, ngữ âm có thể gợi ra những liên tưởng cảm xúc tương ứng với ngữ nghĩa. Chỉ xét về mặt ngữ âm thì "Ngữ âm tiếng Việt có những đặc điểm và những yếu tố rất thuận lợi trong việc tạo hình tạo nhạc cho thơ vãn .[3,224]. Ở góc độ phong cách học, người ta đặc biệt chú ý đến sự đối lập ngữ âm chẳng hạn như nguyên âm trầm- nguyên âm bổng, nguyên âm sáng- nguyên âm tối, phụ âm hữu thanh- phụ âm vô thanh, thanh cao- thanh thấp. Trong
41
Truyện Kiều, chúng ta nhận thấy rằng không ít trường hợp Nguyễn Du vận dụng một số hình thức ngữ âm trên để tạo ra nhạc tính.
Nếu câu thơ "Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh." (870), Nguyễn Du không dùng tới những phụ âm “kh" "gh" khó phát âm hoặc phát âm rất nặng nề của lưỡi và họng, không dùng tới thanh cao (sắc) và thanh thấp (hỏi, nặng), không dùng nhiều thanh trắc và những từ có giá trị tạo hình "khấp khểnh, gập ghềnh" thì câu thơ mất đi tính hình tượng không tạo được nhịp điệu đặc biệt. Hai từ "khấp khểnh, gập ghềnh" xuất hiện trong một dòng thơ bổ sung nhau, nương tựa nhau. Nó không chỉ làm cho đọc nghe thấy mà còn nhìn thấy, nhìn thấy con đường ghồ ghề, chỗ cao, chỗ thấp, lồi lõm đang hiện ra trước mắt, nghe thấy được nhịp điệu vật lý và
nhịp điệu tâm lý. Nhịp điệu vật lý là những âm hưởng khô khốc nặng nề, lúc khoan lúc nhặt,
lúc hiện lúc mất của tiếng vó ngựa trên con đường gập ghềnh trắc trở. Nhịp điệu tâm lý như đồng điệu với nhịp điệu vật lý. Đó chính là tiếng đập không bình thường đầy biến tấu, sự buồn bã, nôn nao, lo sợ. Thúy Kiều như linh cảm được những điều bất trắc sẽ xảy ra. Đọc câu thơ này không cần đến những nhạc sĩ cao tay, chỉ với một người có vốn hiểu biết căn bản về âm nhạc cũng có thể viết ngay thành một dòng nhạc.
Trong câu thơ "Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?"(1048) lại có sự kết hợp giữa âm "th" bật hơi vối nguyên âm "à" - một loại âm mở tạo ra nhịp điệu êm ả, mở ra khung cảnh xa vời mênh mông, góp ph.ần diễn tả cánh buồm nhỏ nhoi ẩn hiện nhạt nhoà trong niềm khát vọng tự do được trở về quê hương của nàng Kiều, một niềm khát vọng chính đáng nhưng chẳng được ai quan tâm ngoại trừ trái tim nhân đạo của thi hào và đọc giả đồng cảm.
Câu thơ "Sự lòng ngỏ với băng nhân, Tin sương đồn đại, xa gần xôn xao (621-622) có sự
thay đổi tiết điệu bình thường sang tiết điệu mạnh nhanh là nhờ Nguyễn Du khéo léo thay đổi
hình thức ngữ âm. Ở câu lục ông dùng nhiều âm họng"o"nhằm diễn tả những thông tin kín đáo chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng đến câu bát ống lại dùng nhiều âm "đ" tạo ấn tượng mạnh và âm mở "a”, âm bật hơi "x" để diễn tả cái thông tin Kiều bán mình ngày càng toả rộng vang xa.
Ngoài những hình thức ngữ âm đã nêu trên, khi khảo sát 3254 câu Kiều ta nhận thấy rằng, Nguyễn Du còn dùng tới hình thức điệp âm. Ở đây, luận văn chỉ khảo sát những trường hợp
42
điệp âm 3 đi liền nhau, điệp âm 4, điệp âm 5, điệp âm 6 xuất hiện trong một dòng thơ. Toàn tác phẩm Truyện Kiều có:
144 câu điệp âm 3, chiếm tí lệ 4,5% 13 câu điệp âm 4, chiếm tí lệ 0,4% 1 câu điệp âm 5, chiếm tỉ lệ 0,03% 2 câu điệp âm 6, chiếm tỉ lệ 0,06% .
Trong những số liệu khảo sát trên, người viết nhận thấy rằng có một số trường hợp là sự trừng lặp ngẫu nhiên nhưng cũng cố một số trường hợp có chủ đích.
-Một số điệp âm góp phần tạo nên nhạc điệu êm nhẹ:
Âm"th" là loại âm bật hơi đọc lên nhẹ nhàng không có độ vang to. Tận dụng đặc điểm của loại âm này, Nguyễn Đu đã tạo ra nhiều câu thơ có nhạc điệu êm nhẹ nhằm diễn tả những lời tâm tình thủ thi, sự buông xuôi ngao ngán (câu 706, 981, 1144, 1204,1224, 2616, 2633, 2645, 3048):
Thôi thì thôi, có tiếc gì! (981) Liều thân, thì cũng phái liều thế thôi!" (1204) Đã tu, tu trót qua thì, thì thôi ! (3048) Thôi đà mắc lận thì thôi! (1157) Thôi thì thôi, cũng chiều lòng, (1911) Thương hay thân phận lạc loài, (1225)
Kiếp lạc loài ấy đâu có khi nào tự mình định đoạt cuộc đời. Vừa bước chân vào đời, Kiều gặp ngay một bọn súc sinh Mã Giám Sinh, Tú Bà, sở Khanh. Gặp được Thúc Sinh như gặp được ân nhân, Kiều khẩn cầu đến tội nghiệp:
Hương sao cho vẹn thì thương, (1359)
Cũng là âm "th" nhưng đây lại là lời cảm thông của Giác Duyên trước cảnh ngộ éo le của Kiều :
43
-Một số điệp âm góp phần tạo nên nhạc điệu nhanh, tiết tấu mạnh, nặng nề :
+Ngược với âm "th”, âm "đ" khi đọc lên thường tạo ấn tượng chắc chắn vững chải. Những câu thơ có nhiều âm"đ" chắc chắn sẽ góp phần tạo nên nhạc điệu mạnh phù hợp với việc diễn tả những hình tượng lớn lao, những hoạt động mạnh mẽ, sức mạnh phi thường, sự bền vững. Trong Truyện Kiều âm "đ" có 1 câu 6 âm, 5 câu 4 âm và 3 câu 3 âm đi liền nhau. Nó xuất hiện trong các trường hợp:
Trước hết đó là sự áp đảo và nhanh chóng của đoàn quân Tú Bà đến bắt Kiều khi Sở Khanh chuồn lối khác:
Một đoàn đổ đến trước sau , (1.131)
Sức mạnh quyền lực của phủ đường -bắt và áp giải người được Nguyễn Du viết một câu thơ với ba âm "đ" đi liền nhau:
Đã đưa đến trước cửa công, (1461)
Đặc biệt, khi đề cập đến khí phách phi thường, sự hiên ngang, sức mạnh như vũ bão của đội quân Từ Hải, Nguyễn Du cũng sử dụng tới điệp âm này:
Đội trời, đạp đất, ở đời, (2171) Đường đường một đấng anh hào, (2169) Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng (2924) Đại quân đồn đóng cõi đông, (2925)
Rất táo bạo trong tình cảm nhưng không dễ dãi. Rất tự do trong tình yêu nhưng không quá trớn. Rất hiện đại nhưng không đánh mất truyền thống vốn có của gia phong. Vì vậy, trước sự bỡn cợt của Kim Trọng, Kiều không ngần ngại khi khẳng định "Mây mưa đánh đổ đá vàng ,"(513). Đó chính là lý do làm người đọc mãi mãi cảm phục trước tấm lòng kiên trinh, phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều.
Nỗi đau thân phận cùng với nỗi nhớ quê tha thiết tăng theo cấp số cộng trên từng bước chân của Kiều khi nàng cùng sở Khanh đi trốn, nỗi đau được ước lượng và cụ thể hóa bằng đoạn đường dài. Bốn âm "đ" xuất hiện trong câu thơ "Lòng quê đi được bước đường một đau."(1122) đã làm cho câu thơ có tiết tấu nặng nề.
44
Không chỉ góp phần tạo nên nhạc điệu, điệp âm "đ" còn góp phần gợi lên cái lớn lao của cảnh chết chốc chất đầy như núi sau những cuộc binh đao :
Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu. (2494)
Nổi bật và ấn tượng nhất là khi âm "đ" được dùng 6 âm trong một câu, một tần số rất cao. Nó tạo ra âm điệu bằng phảng vững chải, diễn tả sự sum vầy đông đủ, sự đoàn viên hội ngộ của gia đình Thúy Kiều sau những ngày xa cách:
Lễ đà đủ lễ , đôi đà đủ đôi. (3134)
+Nỗi buồn hiu hắt của Thúy Kiều trước cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt, buồn chán lẫn quẫn đựơc thể hiện rõ trong câu thơ "Nay hòang hôn đã lại mai hôn hòang"(1268). Câu thơ không chỉ có hiện tượng điệp âm mà còn có hiện tượng đảo từ. So với từ "hồang hôn", từ "hôn hòang" khó đọc hơn. Sự cộng hưởng của bốn âm này tạo nên một âm hưởng nặng nề, gợi ra được một tương lai mờ mịt. Có thể nói 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều là một con đường hầm đầy bóng tối ít có ánh sáng.
+Ba âm “v” đứng cuối câu thơ "Thổ quan theo vớt vội vàng,"(2637) vừa tạo ra sự liền mạch về âm hưởng vừa làm cho nhịp điệu tiết tấu câu thơ như nhanh hơn. Hành động nhanh
chóng kịp thời khẩn trương của tên thổ quan chắc chắn sẽ được làm rõ .
+Âm "x" xuất hiện một lần 4 âm trong một câu, một lần 3 âm trong một câu. Âm "x" là một âm bật hơi có gió thường diễn tả những gì lan ra, toa rộng, vươn tới. Nhờ có âm "x" âm điệu câu thơ "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê."(36) liền mạch. Đằng sau âm hương ấy là một lời khẳng định: những thiếu nữ xuân sắc ấy đã hội đủ điều kiện về thể chất lẫn tâm hồn để đi vào một thế giới mới- thế giới của tình yêu. Và thế giới đó như mở rộng tầm tay, sẩn sàng đón nhận tất cả những ai đã đến tuổi trương thành. Mặc dù được xã hội cho phép nhưng điều vượt trội của Vân và Kiều là thái độ thản nhiên, loi sống ngăn nắp, nề nếp:
Êm đềm trướng rủ màn che, (38) Tường đông ong bướm đi về mặc ai. (39)
-Một số điệp ầm góp phần tạo nên nhạc điệu réo rắt du dương :
45
+Điệp âm "1" trong câu thơ "Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông".(1308) đã góp phần tạo nên nhạc điệu nhẹ nhàng du dương, vẽ ra sắc đỏ của hoa lựu như phun ra liên tiếp, rực sáng trong đêm.
+Điệp âm "ơ " trong câu thơ "Lơ thơ tơ liễu buông mành "(269) vừa có giá trị tạo hình- vẽ ra cảnh lá liễu mỏng manh nhỏ bé, lua tua rũ xuống, thướt tha vừa góp phần tạo nên âm điệu
réo rắt.
Trong tác phẩm Truyện Kiều tính nhạc còn thể hiện ở cách sử dụng phối hợp giữa âm tiết ngắn và âm tiết dài. Trong tiếng Việt những âm tiết ngắn thường đọc nhanh, thông tin ngắn gọn, còn những âm tiết dài thường đọc chậm hơn. Khoảng cách thời gian đọc nhanh và chậm ít nhiều cũng góp phần tạo nên nhạc tính. Nếu cho từ có hai âm tố là những âm tiết ngắn thì trong Truyện Kiều có 30 câu mỗi câu có 4 âm tiết ngắn. Nó xuất hiện trong trường hợp khi cần diễn tả sự đông vui tấp nập, lời bộc bạch rất nhanh gọn, một lời hứa vội, một sự bơ vơ lạc lỏng hay sự nhanh nhảu:
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp thanh . (44) Có ta đây cũng chẳng can cớ gì !" (1112) Ai ân ta có ngần này mà thôi! (1973) Chớ nề u hiển, mới là chị em" (128) Bơ vơ lữ thân tha hương đề huề. (532) Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà! (2034) Họ Đô có kẻ lại già thưa lên: (2886)
Bản hòa tấu Kiều sẽ giảm đi giá trị âm nhạc nếu như không có những hình thức ngữ âm được Nguyễn Du vận dụng một cách tài tình như thế.
2.1.2.2.Dùng từ láy từ ghép có âm giống nhau: