3.1.3.5.Cảnh Kiều bị đánh đập:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 114 - 116)

3.1.3.Chất họa trong những bức tranh cảnh sinh hoạt:

3.1.3.5.Cảnh Kiều bị đánh đập:

Tú Bà đã ra oai bằng cách: “Phải làm cho biết phép tao! Chập bì tiên, rắp sấn vào ra tay."(977- 978). Sau khi bị sỏ Khanh lừa vào tròng, Kiều bị đánh đập dữ dội hcta:"Hung hăng chẳng hỏi, chẳng tra. Đang tay vùi liễu, dập hoa tơi bời. Thịt da ai cũng là người, Lòng nào hồng rụng,

115

thắm rời, chẳng đau. Hết lời thú phục, khẩn cầu, Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa."(l 135- 1140). Rồi sau đó Kiều bị quan phủ đánh đập tra khảo"Ba cây chập lại một cành mẫu đơn...Đào hoen quen má, liễu tan tác mày...Gương lờ nước thuỷ, mai gầy vóc sương." (1426-1428-1430). Lần này, người đánh đập lại là mẹ của Hoạn Thư:

Trúc côn, ra sức đập vào, (1739) Thịt nào chẳng nát, gan nào chẳng kinh ! (1740) Xót thay đào lý một cành, (1741) Một phen mưa gió, tan tành một phen! (1742)

Nếu đặt bến bức tranh cạnh nhau, ta sẽ thấy được tài hoa cảnh của Nguyễn Du. Bến bức vẽ là bến bức tranh khác nhau nhưng lại tiếp nối nhau, bổ sung cho nhau: hai lần Kiều bị Tú Bà đánh đánh đập, hai lần Kiều bị bọn quan lại tra khảo, chủ chứa dùng roi da còn bọn quan lại dùng cây và gậy, mức độ và tốc độ đ ánh cũng ngày càng tăng dần"ra tay, vùi liễu dập hoa, ra sức đập vào". Trong bốn bức vẽ, hình ảnh người bị đánh được miêu tả đậm nhạt khác nhau.

Trong lần đánh thứ nhất, Nguyễn Du không vẽ ra vết tích ở tấm thân nàng Kiều, những vết tích

được cảm nhận qua thông tin "bằn bặt giấc tiên" (bất tỉnh), trong lần thứ hai, ông dùng những

nét vẽ tì mĩ giàu chất hiện thực”. Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa". Hai lần sau, ông dùng

nhiều đến những ẩ n dụ tu từ "Đào hoen, mai gầy, gương lở, vóc sương, mưa gió, đào lý tan

tành "

Bốn lần Kiều bị đánh lại là bốn lý do có khác nhau -Lần đầu vì Kiều bị tên họ Mã làm cho thất tiết, Tú Bà đánh để dằn mặt; lần thứ hai Thúy Kiều bị tên Sở Khanh lừa đi trấn, Tứ Bà đánh để làm áp lực đẩy Kiều vào lầu xanh; lần thứ ba, quan phủ đánh vì cái tội "Mượn màu son phấn đánh lừa con đen"; và lần thứ tư là do quan niệm "Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai", Hoạn Bà muốn bảo vệ hạnh phúc của con mình.

Ngoài những nét riêng, bốn bức tranh cũng có những nét chung. Những hình ảnh đối lập tương phản dường như ở bức tranh nào cũng có - đối lập giữa kẻ có tiền có quyền với thân phận con ong cái kiến, giữa vũ lực tàn bạo và tấm thân mảnh khảnh chịu đựng. Chất nhân văn của những trang Kiều chính là thái độ lặng lẽ dõi theo, cảm thông với từng nỗi đau cửa nàng Kiều.

116

3.1.3.6.Cảnh Kiều hầu hạ vợ chồng Hoạn Thư:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)