3.1.1.3.Nhân vật trung tính:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 93 - 95)

sau.

3.1.1.3.Nhân vật trung tính:

Xếp nhân vật Thúc sinh vào loại nào cho đúng? Có thể xem đây là một loại nhân vật trung tính, một loại người đa tình nhưng bạc nhược, một nhân vật vừa có mặt tốt vừa mặt chưa tốt. Chính cái mặt tốt và mặt chưa tốt của Thúc Sinh mà chất người ở nhân vật này thể hiện

94

đậm nhất. Là một người có vợ Thúc Sinh phải làm sao đây trước một Hoạn Thư con nhà quyền thế? Có lẽ ta cũng không nên đòi hỏi gì hơn ở nhân vật này.

Trong tác phẩm Truyện Kiều, tính cách của Thúc Sinh thể hiện ở nhiều tình huống: Tiểu thư vội thét:"Con Hoa! (1843)

Khuyên chàng chẳng cạn, thì ta có đòn!" (1844) Sinh càng nát ruột, tan hồn, (1845) Chén mời, phải ngậm bồ hồn, ráo ngay! (1846)

Nhưng có lẽ chất họa thể hiện rõ nhất về nhân vật này là lúc Thúy Kiều có dịp báo ân báo oán:

Cho gươm mời đến Thúc Lang, (2325) Mặt như chàm đổ, mình dường dê run. (2326)

Với một sắc màu có pha tạp (xanh pha tím) thể hiện sự biển thái của sắc mặt và một

đường nét run rẩy (dê run -một loài chim có mỏ dài, cái đuôi luôn phe phẩy) thi hào đã khắc

họa một tính cách tiêu biểu cho một loại người trong xã hội - khoác lác nhưng nhu hèn sợ vợ. Đây là một kiểu nhân vật không hoàn toàn trùng lặp trong tác phẩm. Trước Thúc ông, Thúc Sinh xử sự "như một kẻ ăn vụng bị bắt quả tang"(Chữ dùng của Lê Đình Kỵ), trước pháp đường Thúc Sinh khóc lóc tự oán trá ch mình, trước Thúy Kiều hắn cho Hoạn Thư là mgười nham hiểm, trước Hoạn Thư hắn xem Thúy Kiều là người không quen biết. Khi Thúy Kiều "đưa gươm mời đến Thúc Lang" hắn run lẩy bẩy" nhưng đến khi Thúy Kiều trả ơn hắn "mừng sợ khôn cầm". Nhân vật Thúc Sinh là sự tổng hợp giữa ba dòng máu Thúc sinh - Sỡ Khanh - Kim Trọng. Lê Đình Kỵ nhận xét thật đúng:',rrhúc Sinh cũng có chút máu Kim Trọng trong người, nhưng sự việc xảy ra sẽ biến dần y thành một tên Sở Khanh không hơn không kém."[42,707].

Nói chung, có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu bức vẽ. Nhiều khi chỉ một nhân vật nhưng lại có nhiều bức vẽ khác nhau, bổ sung cho nhau nhằm hoàn thiện tính cách. Vẽ chân dung nhân vật, đối với Nguyễn Du không chỉ thông qua sự quan sát, óc liên tưởng mà còn vẽ bằng cả tâm hồn trái tim. Nhờ vậy, mỗi sắc màu, mỗi đường nét đều có giá trị ngữ nghĩa sâu

95

sắc. Và đằng sau những bức vẽ, ta như th ấy thấp thoáng số phận và cả một phần đời nhân vật được gởi gắm trong đó.

Đặc biệt, sự thần tình của Nguyễn Du là đã tạo ra những bức chân dung có sức sống vĩnh viễn và ườ thành những qui ước đánh giá của xã hội. Ông đã sáng tạo ra "Những con người thực hơn những con người thực" [27,193]. Nhắc đến cái tên Sở Khanh là ta nghĩ ngay đến một tên lưu manh lừa lọc. Nhắc đến cái tên Tú Bà là ta nghĩ ngay đến một bà chủ chứa chuyên nghiệp. Nhắc đến cái tên Mã Giám Sinh là ta nghĩ ngay đến một tên buôn người có cỡ. Và chỉ nghe đến cái tên Hoạn Thư là ta nghĩ ngay đến kiểu ghen độc đáo có một không hai. Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh ....vốn là những danh từ riêng giờ đây lại trở thành những danh từ chung chỉ những hạng người trong xã hội. Phải là người có vốn sống phong phú, lượng ngôn từ đầy ắp, rất am hiểu nghệ thuật hội hoa, Nguyễn Du mới phác hoa được những bức chân dung đa dạng và có sức sống như vậy .

3.1.2.Chất họa trong những bức tranh phong cảnh:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)