2.2.1.3.Nhạc Phạm Duy:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 69 - 70)

2.2.Tác phẩm nhạc về Truyện Kiều trong cảm hứng của người đời sau:

2.2.1.3.Nhạc Phạm Duy:

một nhạc sĩ lớn. Ông có nhiều ca khúc bất hủ ca ngợi đất nướ c, con người, tâm hồn Việt Nam. Trong đĩa nhạc CD minh hoa Kiều, ông đã tâm sự "Bây giờ là lúc cuối cuộc đời, đã là người dung tụng dân ca Việt Nam, tôi muốn kết thúc sự nghiệp của mình bằng một tác phẩm vô cùng Việt Nam qua một số bài hát về đề tài Truyện Kiều" [65]

Dựa vào 3254 câu thơ Kiều, Phạm Duy phổ thành bốn bức minh hoa: Phần một-giới thiệu không gian, thời gian, nhân vật, Kiều gặp Đạm Tiên- gặp số phận; phần hai-Kiều gặp Kim Trọng - gặp tình yêu ; phần ba- gia biến bán mình, Kiều gặp những kẻ xấu; phần bốn- Kiều gặp vị cứu tinh Từ Hải.

Do kinh phí hạn hẹp, hiện nay, Phạm Duy chỉ mới cho ra điã CD phần một gồm mười hai ca khúc. Hoàn thành đĩa CD này là cả một quá trình. Ngoài việc phổ nhạc, Phạm Duy còn cử con trai- nhạc sĩ Duy Cường về Việt Nam hai năm để lấy mẫu, xem phim, thu thanh giọng ngâm theo kiểu cổ, thu tiếng đàn bầu, đàn tranh. Giai điệu trong phần giáo đầu giàu chất dân ca, có sự kết hợp hai loại âm hưởng - âm hưởng nhạc điệu dân tộc và âm hưởng nhạc hiện đại. Mười hai khúc minh hoa Kiều là mười hai nhạc điệu. Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh có kiểu ngâm cổ, âm hưởng nhạc dân tộc được phối chung với âm hưởng nhạc hiện đại, nhạc Trung Quốc. "Thanh minh trong tiết tháng ba" và "Ngày xuân con én đưa thoi" có nhạc điệu trữ tình phấn khởi. "Ngổn ngang gò đống kéo lên" cũng là nhạc điệu trữ tình nhưng pha chút lãng

mạn."Sè sè nấm đất bên đường"đoạn đầu nhạc điệu sầu thương tê tái, đoạn sau hoạt bát.''Đau

70

nhanh nhẹn nhưng mang màu sắc li hoài. "Dễ hay tình lại gặp tình"từ nhạc điệu giàu chất hiện thực chuyển sang nhạc điệu siêu thực, ma quái. "Gốc cây lại vạch một bài cổ thi" nhạc điệu buồn". Dùng dằng nửa ở nửa về, Chàng Vương quen mặt ra chào, Tình trong như đã mặt ngoài còn e" trở lại nhạc điệu đồng quê, êm ả, nhẹ nhàng.

Mười hai khúc Kiều ca được nhạc sĩ Duy Cường phối âm ; Thanh Loan, Ái Vân ngâm thơ; Ái Vân, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang, Tấn Ngọc hát ; Phạm Duy là người giới thiệu trước mỗi khúc hát. Đĩa nhạc "Minh hoa Kiều" đã thực sự làm sống lại chuyện của hơn hai ưăm năm về trước.

2.1.2.4.Nhạc của Trương Thìn:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)