3.1.2.2.Cảnh lầu Ngưng Bích:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 103 - 105)

3.1.2.Chất họa trong những bức tranh phong cảnh:

3.1.2.2.Cảnh lầu Ngưng Bích:

hay nhất trong tác phẩm Truyện Kiều. Bức tranh được phác hoa thông qua cảm quan của con người, nhân vật duy nhất và cũng là trung tâm cửa bức tranh. Dưới ánh trăng lầu Ngưng Bích như cao hơn (trăng như sắp chạm vào đầu). Nhân vật trữ tình ở trên tầm cao có thể quan sát không gian đủ hướng:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân, (1033) Vẻ non xa, tấm trăng gần, ở chung. (1034) Bốn bề bát ngát xa trông, (1035) Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. (1306)

Bức tranh mở ra từ từ, mỡ cả hình ảnh lẫn ngữ âm (âm o sang âm a) và nhạt nhoà dần. Cảnh được phối trí theo kiểu xa gần, cao thấp rõ mờ. Trước hết, đó là cái lầu có tên rất đẹp Ngưng Bích nhưng lại là nơi giam chặt tuổi xuân con người, xa dần là núi, trăng, cát, bụi. Tất cả đều là những sự vật hữu hình nhưng vô cảm cách chia "xa, gần, nọ, kia". Nét màu chủ đạo

và chi phối toàn bức tranh chính là sắc vàng của trăng. Nhưng không phải là trăng "vằng vặc

giữa trời" khi Kim Kiều thề ước hay "trăng thanh" khi Từ Hải xuất hiện mà là "trăng gần" với người để chia sẻ nỗi niềm cô đơn, quạnh vắng. Cứng dưới ánh trăng vàng, mọi vật trở nên nhạt nhòa hư ảo. Trong mắt Kiều, núi non trùng điệp với những sắc xanh đậm đặc giờ chỉ còn là những đường viền mờ ảo loáng thoáng vắng lặng, những bãi cát vàng nơi cồn nọ hay những hạt bụi hồng nơi dặm kia trở nên xa vời. Không gian bát ngát, cảnh vật heo hút, con người càng trở nên nhỏ bé, chơ vơ, trơ trọi. Bức tranh được thêu dệt bằng sắc màu hư ảo dù đẹp nhưng buồn, mang đầy chất tâm trạng - hoài niệm, nhớ thương, âu lo.

Trăng hôm nay lại gợi nhớ trăng năm xưa với đôi tình nhân và chén rượu thề nguyền giờ chỉ còn là kỉ niệm. Trong chiều sâu tâm thức của Kiều đã hiện ra hình bóng một người yêu lý tưởng đang khắc khoải chờ mong ngày tái ngộ, hình ảnh người mẹ già không ai chăm sóc, tựa

104

cửa chờ con. Tất cả những bức tranh vô hình trong tâm tưởng đã biến thành những bức tranh hữu hỉnh được thêu dệt bằng ngôn ngữ:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, (1039) Tin sương luống những rày ương mai chờ (1040) Bên trời góc bể bơ vơ, (1041) Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. (1042) Xót người tựa cửa hôm mai, (1043) Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?... (1044) Trở về với thực tại dưới mắt Kiều bức tranh khác lại hiện ra:

Buồn trông cửa bể chiều hôm, (1047) Thuyền ai thấp thoáng cánh buuồn xa xa? (1048) Buồn trông ngọn nước mới sa, (1049) Hoa trôi man mác, biết là về đâu ? (1050) Buồn trông nội cỏ dâu dâu, (1051) Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (1052) Buồn trông gió cuốn mặt đuềnh, (1053) Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (1054)

Bức tranh có cấu trúc khá cân đối: thuyền- bể, nước- hoa, nội cỏ- chân mây, gió -sổng. Trong cái cao lại ứng với cái thấp, trong cái lớn lại bao hàm cái nhỏ, có trên ắt có dưới. Không gian hội hoạ đi từ xa đến gần cuối cùng là trung tâm điềm "ghế ngồi". Ghế ngồi hình ảnh biểu hiện sự hiện hữu của nhân vật duy nhất ương khung cảnh. Nó lại được bao bọc bởi ánh sáng lờ mờ âm thanh dữ dội, sắc màu pha tạp nhàn nhạt. Đằng sau bức tranh hiện hữu là thế giới nội tâm con người. Một nỗi buồn vây kín không rứt, một sự hãi hùng lo sợ ở tương lai gần, một khát vọng rất con người-khát vọng tự do.

105

3.1.2.3.Trăng:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)