3.1.3.Chất họa trong những bức tranh cảnh sinh hoạt:
3.1.3.1.Cảnh du xuân:
Thanh minh, trong tiết tháng ba (43) Lễ là tảo mộ, hội là Đạp thanh. (44)
111
Gần xa nô nức yến anh, (45) Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. (46) Dập dìu tài tử, giai nhân, (47) Ngựa xe như nước, áo quần như nen. (48) Ngổn ngang gồ đống kéo lên , (49) Thoi vàng vổ rắc, tro tiền giấy bay. (50)
Mùa xuân, mùa của lễ hội. Lễ hội thanh minh là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào gần cuối mùa xuân. Trong lễ hội đó có phần lễ -tảo mộ và phần hội-đạp thanh. Bức tranh được khắc hoa trong thời gian tháng ba mùa xuân và không gian tràn ngập ánh sáng với những thảm cỏ xanh trải dài, n gười qua kẻ lại tấp nập đông vui. Hoa sĩ đã quan sát nhiều góc độ -gần xa, từ mới bắt đầu "sắm sửa" đến lúc cuộc chơi diễn tiến, sau đổ là kết thúc. Nhiều hình ảnh -Con người thiên nhiên, mồ mả tro tiền, ngựa xe vồ toàn bộ những găm màu- nóng, lạnh được huy động. Nổi bật nhất là sắc màu vàng của đồ mả, trắng xám của tro tiền- tiêu biểu của phần lễ và
màu vàng nhẹ của nắng xuân, màu xanh hy vọng của cỏ non, sự vận động nhộn nhịp, đường
nét mềm mại' tiêu biểu cho phần hội. Khắc họa cảnh lễ ra cảnh lễ, cảnh hội ra cảnh hội, cái tài của thỉ hào Nguyễn Du là ở chỗ đó.
Ngày hội Đạp thanh còn là cơ hội gặp gỡ và cũng là cái ngưỡng có thể làm t hay đổi trong đời sấng tâm hân tình cảm của nhân vật. Bức họa càng trở nên rất sống động, rực rỡ, vui mắt một phần nhờ nhịp điệu sống khẩn trương dồn đập của những chàng trai cô gái, nhờ những cặp từ đôi diễn tả trạ ng thái, hoạt động-nô nức, sắm sửa, dập dìu, mô tả sự vật- ngổn ngang, những hình ảnh nối nhau, đối xứng.
Tương phản với cảnh đông vui nhộn nhịp là cảnh về chiều trong vắng lê thê. Cảnh đẹp nhưng man mác buồn:
Tà tà bóng ngả về tây , (51) Chị em thơ thẩn dan tay ra về. (52) Bước lần theo ngọn tiểu khê, (53) Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh . (54)
112
Nao nao dòng nước uốn quanh, (55) Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. (56) Sè sè nấm đất bên đường, (57) Dâu đàu ngọn cỏ, nửa vàng, nửa xanh. (58)
Cảnh cổ bóng chiều đang xuống chầm chậm, con suối nhỏ, dồng nước trong, nhịp cầu nhỏ nhắn, ngọn cỏ vàng xanh héo ùa đang chuyển sắc màu, nấm đất nhỏ nhoi lẻ loi bên đường. Bức tranh được kiến thiết bằng những hình ảnh xinh xắn nhỏ nhẩn đáng yêu, bằng những đường nét uốn lượn, găm màu dịu mát hoa hợp- vàng, xanh, trắng trong một bố cục cân đối xa gần, cao thấp- nhịp cầu- dòng nước, nấm đất- ngọn cỏ. Cảnh xinh nhưng buồn. Trung tâm của bức tranh là hình ảnh chị em Thúy Kiều đang cất những bước chân nhẹ nhàng ngắm nhìn từng cảnh sắc một cách lặng lẽ, nghĩ suy, nuối tiếc miên man. Đây còn là bức tranh của tâm trạng. Cái nao nao của dòng nước hay chính là cái nao nao của tâm trạng con người. Ngọn cỏ dâu dâu, nấm đất sè sè hay chính là sự linh cảm về những điều không vui sẽ đến.
3.1.3.2.Cảnh lầu xanh: