Phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 54 - 56)

3 tháng tuổi tuổ

2.3.Phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học

2.3.1. Khái niệm và bản chất của phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đại học

Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Kinh tế thị trường định hướng XHCN có nghĩa: nền kinh tế phải tuân theo các nguyên tắc và quy luật phổ biến của kinh tế thị trường. Đồng thời phát triển nền kinh tế phải đảm bảo định hướng XHCN và tạo ra chất lượng mới của sự phát triển. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập và chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học và áp dụng các phương thức quản lý mới, tăng cường phân cấp và giao quyền tự

“Đối với các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì việc thay đổi phương thức quản lý theo các dạng khác nhau của phân cấp trong hoạt động quản lý nhà nước là một trào lưu chung.

Chuyển đổi phương thức hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi nhiều hoạt động cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước. Như vậy, thuật ngữ phân cấp và tập trung không phải là mâu thuẫn nhau mà trên thực tế để chỉ hai mô hình hay hai cơ chế tổ chức cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước 63, tr 173 Nguyễn Đăng Dung.

Trong lịch sử xã hội nhân loại, cũng đã chứng minh các trường hợp phân cấp ở nhiều mức độ khác nhau, thường có tác dụng ngược lại đối với những nước có nền kinh tế chính trị tập trung quyền lực cao ở trung ương và kết quả ngay sau đó là sự tái tập trung quyền lực vì các nhà cầm quyền lo sợ bị mất quyền hạn. Không có trường hợp nào phân cấp giáo dục hoàn toàn, mà chỉ là sự pha trộn giữa tập trung và phân cấp. Những giai đoạn này thường không cố định và thường thay đổi theo thời điểm 38, tr 67.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phân cấp quản lý:

“Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp hành chính, nếu nhìn từ chế độ quản lý thì bản chất của phân cấp là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ quyền hạn do mình nắm giữ cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên thục bằng phương thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoặc bằng cách chuyển cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bằng các quyết định cụ thể.

Nội dung của phân cấp là giao cho mỗi cấp chính quyền, mỗi khâu trong bộ máy những nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết những công việc nhất định…

Phân cấp quản lý giáo dục là sự dịch chuyển trách nhiệm và quyền hạn cho phép các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ lớn hơn trong khuôn khổ quy định của các cấp quản lý (trung ương và địa phương); và phân cấp quản lý giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường là nỗ lực xây dựng hệ thống

phân bổ nguồn lực theo kiểu thị trường và tăng cường cạnh tranh giữa các cơ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 54 - 56)