Quan niệm hiệu lực quản lý nhà nướcvề giáo dục đại họ cở Việt Nam và một số tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 46)

3 tháng tuổi tuổ

2.2.2.Quan niệm hiệu lực quản lý nhà nướcvề giáo dục đại họ cở Việt Nam và một số tiêu chí đánh giá

Việt Nam và một số tiêu chí đánh giá

Ở Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học là: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục đại học; Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học; Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo thẩm quyền; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục đại học trong phạm vi quản lý, phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục, đảm bảo đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học ở địa phương.

Hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học được đánh giá một cách đồng bộ trên các phương diện xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát, bảo vệ pháp luật, xử lý hành vi vi phạm pháp luật tổ chức thi đua, khen thưởng về giáo dục đại học.

Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo đúng thẩm quyền và chức năng của mình. Thứ bậc pháp lý trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học là: Luật Giáo dục do Quốc hội ban hành là văn bản có tính pháp lý cao nhất, sau đó đến Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các văn bản pháp luật khác là

quan đến giáo dục đại học, điều chỉnh các quan hệ về giáo dục đại học bao gồm; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, Thông tư, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các văn bản pháp luật này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học.

Việc tổ chức thực hiện đưa pháp luật vào cuộc sống đòi hỏi nỗ lực của nhà nước và của chính các cơ sở giáo dục đại học.

Để bảo đảm cho quá trình quản lý nhà nước về giáo dục đại học đạt hiệu lực cao nhất, nhà nước thông qua các cơ quan quản lý nhà nước để tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, đưa hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học và hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vào đúng khuôn khổ và kỷ cương pháp luật.

Hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Thứ nhất: Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật

Về nội dung: văn bản quy phạm pháp luật phải thể chế hóa các chủ trương đường lối phát triển giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước, phản ánh đầy đủ mọi hoạt động giáo dục đại học, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ, đồng thời phù hợp với xu thế thời đại, bảo đảm tính toàn diện, tính đồng bộ và tính phù hợp của văn bản pháp quy.

Về hình thức: văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải bảo đảm phù hợp với các quy định của Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, tính đồng bộ và phải đúng thẩm quyền về nội dung và hình thức đã được quy định đồng thời phải đúng thứ bậc pháp lý.

Thứ hai: Chất lượng bộ máy quản lý nhà nước và cán bộ quản lý

Bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải được kiện toàn theo đúng yêu cầu quản lý hành chính, bảo đảm tính ổn định tương đối và sự nhất quán trong chức năng điều hành đồng thời phải linh hoạt để thích nghi với yêu cầu của thực tiễn. Bộ máy quản lý phải có đủ khả năng điều hành tương ứng với khối lượng công việc và số lượng đối tượng quản lý. Cán bộ quản lý phải có đủ trình độ tương xứng với chức danh, có tính chuyên nghiệp cao, có

tinh thần và tác phong phục vụ đúng với phong cách của dịch vụ công chủ yếu của xã hội.

Thứ ba: Sự phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục đại học.

Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005 thì:

- Chính phủ có trách nhiệm trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung, chương trình của cả một cấp học, hàng năm báo cáo quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền. Đối với các trường trực thuộc các bộ, ngành trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quản lý về mặt chuyên môn bao gồm: nội dung, chương trình, quy trình đào tạo, quy chế tuyển sinh, cấp phát văn bằng, tiêu chuẩn giáo viên, còn các bộ, ngành chủ yếu quản lý về mặt nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất.

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ

- Đối với các cơ sở giáo dục đại học, công tác quản lý thực chất là quản lý tác nghiệp trong phạm vi nội bộ của cơ sở và các hoạt động phối hợp với các đối tác. Theo chức năng của các cơ sở giáo dục đại học, các đối tượng quản lý của nhà trường bao gồm: đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất và cung ứng dịch vụ, các điều kiện bảo đảm cho các hoạt động về tổ chức, nhân sự, tài chính, hợp tác quốc tế… cụ thể là;

Quản lý đầu vào: cơ sở vật chất (nhà xưởng, phòng học, thư viện…); quản lý tài chính; tuyển sinh; quản lý đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên, sinh viên.

Quá trình đào tạo: quản lý quá trình đào tạo là dạng hoạt động cơ bản của quản lý nhà trường trong đó đối tượng chính là hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên; hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu khoa học.

Quản lý đầu ra: đánh giá kết quả học tập cuối khóa và kết quả thi tốt nghiệp của sinh viên, cấp phát văn bằng chứng chỉ. Ngoài ra phải theo dõi việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp của xã hội để đánh giá chất lượng đào tạo và nhu cầu của xã hội đối với sinh viên tốt nghiệp nhằm kịp thời điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo 38, tr 99.

Tóm lại điều quan trọng số một trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học là phân cấp, phân quyền mạnh mẽ theo hướng phi tập trung hóa, tăng cường quyền tự chủ cho các trường đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm xã hội của các trường.

Quản lý nhà nước theo cơ chế phi tập trung hóa tạo ra môi trường tốt thu hút sự tham gia của mọi đối tượng trong hoạt động quản lý, tăng cường tính pháp lý cho các hoạt động của toàn hệ thống; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thực tiễn; tăng cường sự chủ động, năng lực sáng tạo và giải phóng mọi tiềm năng của các cá nhân và đơn vị trong tổ chức; giảm bớt khó khăn phiền hà cho các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường nguồn tài chính cho các trường, tăng cường tính hiệu quả của đầu tư nhờ giảm chi phí hành chính, tổ chức và sự vụ ở cơ quan trung ương và các cơ quan tổ chức, tác nghiệp cấp dưới.

Thứ tư:phương thức lãnh đạo

Phương thức lãnh đạo của những nhà quản lý có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Những nhà quản lý cần có bản lĩnh, có tầm nhìn xa trông rộng, không bị sa đà vào sự vụ, đặt trọng tâm chú ý vào quản lý ở tầm vĩ mô để dẫn dắt ngành giáo dục đại học phát triển lành mạnh, mau chóng đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới; thực hiện sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong bộ máy quản lý.

Từ những khái niệm nêu trên về hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học, chúng tôi đề xuất một số tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học ở Việt Nam như sau:

1. Năng lực xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia đáp ứng nhu cầu xã hội

- Quy hoạch mạng lưới trường đại học , cao đẳng, bảo đảm cơ cấu trình độ, ngành nghề , vùng miền , phù hợp với kế hoạch tổng phát triển kinh tế -xã hội của đất nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảo đảm tính mềm dẻo , linh hoạt của hệ thống (liên thông giữa các chương trình đào tạo ; các cấp, bậc học, phát triển các loại hình đào tạo và các hình thức học tập phù hợp triết lý giáo dục thế kỷ 21 “Học thường xuyên , học suốt đời”;

- Có các điều kiện cụ thể đảm bảo chất lượng đào tạo: chương trình đào tạo phải hiện đại , cập nhật và gắn với thực tiễn; đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ số lượng , bảo đảm chất lượng ; cơ sở vật chất hiện đại ; phương pháp giảng dạy, học tập tiên tiến.

- Thực hiện phân cấp đối với cơ quan quản lý nhà nước và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở gi áo dục đại học;

- Công khai chất lượng đào tạo

- Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 2. Có chiến lược hội nhập quốc tế , xây dựng một số cơ sở giáo dục đại học xuất sắc và một số ngành mũi nhọn được thừa nhận trong khu vực và quốc tế.

3. Có cơ chế tài chính nhằm đa dạng hóa nguồn lực để phát triển giáo dục đại học .

4. Bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải phù hợp chức năng, nhiệm vụ và đối tượng quản lý;

5. Có khả năng tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giáo dục đại học . Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học phải có kinh nghiệm giảng dạy, có năng lực quản lý và am hiểu giáo dục đại học .

6. Thực hiện tốt giám sát , kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 46)