KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 152 - 156)

- Xây dựng chiến lược nhân lực quốc gia đáp ứng các giai đoạn phá triển kinh tế xã hội của đất nước, đạt quy mô khoảng 450 sinh viên / một vạn

KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN

Trong thời đại ngày nay, không một dân tộc nào có thể đứng vững ở vị trí tiên tiến mà thiếu quốc sách hành đầu là giáo dục đào tạo. Sự phồn vinh của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc vào khả năng học tập của dân chúng. Vì vậy, Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người; cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục đào tạo đặc biệt là về giáo dục đại học. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới đều hết sức quan tâm đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục đại học. Đây chính là yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước là một trong những chính sách ưu tiên của Đảng và Chính phủ trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, là giải pháp then chốt có tính đột phá, tạo điều kiện để toàn bộ hệ thống giáo dục đại học phát triển nhanh và toàn diện, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.

Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học thể hiện ở việc phát huy cao độ dân chủ nhằm giải phóng tiềm năng sáng tạo của mọi người tham gia hoạt động giáo dục đại học và của các cơ sở giáo dục đại học. Đó là quan điểm xuyên suốt quá trình đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Trên cơ sở các vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục đại học đồng thời trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, trên cơ sở tham khảo một số quy định về quản lý giáo dục đại học của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản để từ đó rút ra các quan điểm chỉ đạo về việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải phù hợp thể chế chính trị, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và năng lực bộ máy quản lý nhà nước và là nỗ lực chung của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học và toàn xã hội.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải đạt được các mục tiêu hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới cơ quan quản lý ở cấp bộ, đổi mới hệ thống giáo dục đại học và quan trọng hơn là phải bảo đảm quyền tự chủ thật sự và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Trong các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cần chọn lĩnh vực ưu tiên để tạo chuyển biến rõ rệt. Trước hết phải đổi mới tư duy quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước; các cơ quan quản lý phải đủ năng lực bảo đảm môi trường pháp lý tạo hành lang cho mọi hoạt động giáo dục đại học, trước hết phải ban hành Luật Giáo dục đại học. Một trong các ưu tiên là phải thành lập Bộ Đại học và Khoa học công nghệ thay cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời đổi mới hệ thống giáo dục đại học có sự phân tầng rõ rệt theo đối tượng, theo chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý.

Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải được kiện toàn đủ năng lực ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, trong đó xây dựng được các điều kiện vĩ mô, tạo ra không gian tự do với giới hạn hợp lý phù hợp năng lực của đối tượng quản lý, phát huy tiềm năng sáng tạo, tính chủ động và sự tự tin của mỗi người tham gia hoạt động giáo dục đại học và của mỗi cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời phải trao quyền tự chủ rộng rãi kèm theo trách nhiệm xã hội cho các cơ sở giáo dục đại học theo hướng phi tập trung hóa. Các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra giám sát để pháp luật

giáo dục đại học được thực thi trong cuộc sống một cách suôn sẻ, có hiệu lực và hiệu quả rõ rệt.

Nhằm góp phần nghiên cứu lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ quan điểm nói trên, chúng tôi đã kiến nghị ba nhóm giải pháp là:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật giáo dục đại học.

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học. - Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Những giải pháp nói trên có tính khả thi cao vì phù hợp với quan điểm đường lối đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu thế chung của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của mọi người tham gia hoạt động giáo dục đại học, của các cơ sở giáo dục đại học và cuối cùng là nó không đòi hỏi phải chi phí tốn kém.

Luận án là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên đề cập một cách toàn diện và có hệ thống vấn đề quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Vì vậy, về mặt khoa học, luận án có những đóng góp mới sau đây:

- Xây dựng quan niệm hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học; - Đề xuất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cấp Chính phủ về việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học;

- Đề xuất việc thành lập Bộ Đại học-Khoa học Công nghệ trên cơ sở sáp nhập những bộ phận liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Khoa học Công nghệ;

- Đề xuất việc phân cấp quản lý theo đối tượng nhằm phân định rõ cơ cấu trình độ, trách nhiệm đầu tư và phân bổ ngân sách mang tính cạnh tranh; phân cấp theo chức năng nhiệm vụ nhằm phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Luận án có thể sử dụng để tham khảo, nghiên cứu, học tập, phục vụ công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học đồng thời có những kiến giải, đề xuất và kết luận trong luận án có thể được sử dụng để tiếp tục hoàn thiện luật Giáo dục, xây dựng Luật Giáo dục đại học trong xu thế hội nhập quốc tế.

việc nghiên cứu, tham khảo và vận dụng vào thực tiễn đổi mới giáo dục đại học nước nhà trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 152 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)