Bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nướcvề giáo dục đại họ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 50)

3 tháng tuổi tuổ

2.2.3.Bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nướcvề giáo dục đại họ cở Việt Nam

Nam

2.2.3.1. Bảo đảm về thể chế

nhằm điều chỉnh các hoạt động giáo dục đại học, trong đó có các hoạt động lập pháp, thi hành và bảo vệ pháp luật về giáo dục đại học. Nói cách khác, bảo đảm pháp luật về quản lý giáo dục đại học phụ thuộc vào các văn bản pháp luật quy định về đào tạo và nghiên cứu khoa học; về quản lý tài chính; về tổ chức nhân sự và hợp tác quốc tế; các quy định về tự chủ và trách nhiệm thi hành các quyết định này của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học.

Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn được bảo đảm chính trị từ phía nhà nước: phát triển nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã được Đảng và nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu. Đây chính là bảo đảm chính trị có ý nghĩa quyết định sự phát triển và định hướng của pháp luật về giáo dục. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập và thực hiện các đảm bảo pháp luật về quản lý giáo dục đại học, cụ thể là:

- Nhà nước quy định bằng pháp luật về quản lý giáo dục đại học

- Nhà nước tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện các quy định đó

- Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm cho việc thực hiện các quy định đó đúng mục tiêu, chính sách của Nhà nước.

Trong hơn 10 năm qua, từ năm 1987 đến nay, văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học ban hành rất nhiều nhưng hiệu lực và hiệu quả không như mong muốn. Hoạt động giáo dục đại học vẫn trong tình trạng khủng hoảng triền miên. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì thiếu một triết lý giáo dục đại học hiện đại, nhân văn, để làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục đại học. Vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật thiếu cơ sở bảo đảm vững chắc, vừa không “trúng”, vừa không đồng bộ và chưa phù hợp thực tiễn đất nước và thời đại thông tin, hội nhập quốc tế.

Tóm lại, một trong các bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phải được xây dựng trên nền tảng triết lý giáo dục cụ thể, rõ ràng và thống nhất, nếu không, càng ban hành nhiều văn bản, hoạt động giáo dục đại học càng rối ren.

Các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về giáo dục đại học được hệ thống cơ quan công quyền bảo đảm thực hiện

Cũng như pháp luật nói chung, pháp luật về quản lý giáo dục đại học do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, do đó các quy tắc xử sự đó có tính bắt buộc chung, dựa vào sức mạnh cưỡng chế, quyền lực nhà nước. Mọi quy tắc xử sự không do nhà nước ban hành hay ủy quyền đều không phải là pháp luật. Pháp luật đó do nhà nước ban hành, nên có phạm vi tác động rộng lớn nhất, tới tất cả mọi người trong xã hội. Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện, nên các hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ khác nhau, nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Hiệu lực quản lý nhà nước là chuẩn mực biểu thị quyền lực nhà nước và năng lực tổ chức thực tiễn của bộ máy quản lý nhà nước. Năng lực tổ chức thực tiễn thể hiện ở cách tổ chức cơ cấu bộ máy và trình độ cán bộ quản lý, bảo đảm khả năng chỉ đạo các đối tượng quản lý thực hiện đúng và đủ các văn bản quy phạm pháp luật trong đời sống thực tế.

Vấn đề đặt ra là phải kịp thời có những giải pháp kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo đúng yêu cầu quản lý hành chính, bảo đảm tính ổn định tương đối và sự nhất quán trong chức năng điều hành, đồng thời phải linh hoạt để thích nghi với thực tiễn. Bộ máy quản lý phải có đủ năng lực điều hành tương xứng với khối lượng công việc và số lượng đối tượng quản lý. Cán bộ quản lý phải có năng lực phù hợp với chức danh.

Hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học phụ thuộc vào phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và đặc biệt quan trong là sự phân cấp rành mạch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành hữu quan, các địa phương và các cơ sở giáo dục đại học theo hướng phi tập trung hóa, bảo đảm quyền tự chủ toàn diện cho các cơ sở giáo dục đại học. Hội nghị trung ương lần 6 khóa IX đã chỉ rõ “thực hiện phân cấp quản lý giáo dục một cách mạnh mẽ, phát huy tiềm năng sáng tạo, tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, nhất là các trường đại học”.

công tác quản lý cơ sở giáo dục đại học. Trừ hai Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có nhiều quyền tự chủ dưới sự theo dõi của Văn Phòng Thủ tướng Chính phủ, hầu hết các trường đại học, cao đẳng và đại học đa ngành đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Bất kể là trường công lập hay tư thục, tất cả các trường đại học, cao đẳng phải tuân theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh, thiết kế chương trình, mở ngành đào tạo, tổ chức dạy học, các trường công lập phải tuân thủ quy định về ngân sách, chỉ tiêu và quản lý cán bộ.

Điều quan trọng số một trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học là phân cấp, phân quyền đi đôi với nâng cao trách nhiệm xã hội của các trường.

Sau cùng, hiệu lực quản lý nhà nước còn phải được thể hiện ở công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm nhằm bảo đảm pháp luật giáo dục đại học được thực thi trên thực tế.

2.2.3.4. Bảo đảm về nguồn lực thực hiện

Pháp luật về quản lý giáo dục đại học thể hiện sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội và có quan hệ mật thiết với các thiết chế xã hội.

Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật về quản lý giáo dục đại học. Mọi sự thay đổi của chế độ kinh tế sẽ đẫn đến sự thay đổi tương ứng của pháp luật về quản lý giáo dục đại học. Tuy vậy, pháp luật với những đặc điểm đặc thù của mình sẽ có sự tác động trở lại mạnh mẽ đối với sự pháp triển của chế độ. Pháp luật về quản lý giáo dục đại học không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế- xã hội. Cho nên, nếu pháp luật về quản lý giáo dục đại học phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội sẽ có vai trò tích cực và ngược lại không phản ánh đúng sẽ có tác động tiêu cực. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước, việc xác định đúng tính chất, đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế, dự báo đúng hướng phát triển tiếp theo để xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục đại học đồng bộ và phù hợp là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào cũng phải được hình thành trên cơ sở điều tra, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, sau đó phải tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho đối tượng quản lý và cuối cùng là công tác tổ chức thực hiện đi đôi với kiểm tra, đánh giá và xử lý vi phạm. Tất cả những hoạt động đồng bộ nêu trên đều đòi hỏi phải huy động tài lực, vật lực sao cho tối thiểu nhưng kết quả đạt được phải là tối đa. Chẳng hạn việc quy định sử dụng giáo trình nước ngoài để giảng dạy trong các trường đại học, nhất thiết phải kèm theo kế hoạch huy động nguồn lực tài chính và con người để tiến hành khảo sát, chọn lọc chương trình, nhập khẩu chương trình, bồi dưỡng giảng viên. Nếu không có nguồn lực như vậy thì việc sử dụng giáo trình nước ngoài chỉ có ý nghĩa trên giấy, không thể thực hiện trong thực tế và cũng có nghĩa là quy định này không có hiệu lực. Việc kiểm tra đánh giá và xử lý vi phạm cũng đòi hỏi phải có bảo đảm về nguồn lực thực hiện trong các khâu nghiên cứu tài liệu, thẩm tra thực tế, khắc phục hậu quả.

Tóm lại, qua việc phân tích 3 bảo đảm nêu trên, chúng ta thấy rõ hiệu lực thực sự của quản lý nhà nước phụ thuộc đồng thời vào cả 3 bảo đảm: bảo đảm về pháp luật, về bộ máy và nguồn lực thực hiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 50)