0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Kết quả đạt được và hạn chế bất cập 1 Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Trang 112 -121 )

- Từ khi có quyết định thành lập đến khi được tuyển sinh khóa đầu tiên, rất nhiều trường chưa thực hiện đồng bộ bốn yêu cầu về đất đai, đội ngũ, vốn

3.4. Kết quả đạt được và hạn chế bất cập 1 Kết quả đạt được

3.4.1 Kết quả đạt được

3.4.1.1. Các cơ quan nhà nước đã ban hành được nhiều văn bản quy phạm pháp luật với phạm vi điều chỉnh bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động giáo dục đại học

Trong khoản thời gian từ 1998 đến nay, chỉ riêng lĩnh vực thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo giáo dục đại học, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ban hành 155 văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền (trong đó Quốc hội đã ban hành 11 luật, 02 nghị quyết; Chính phủ ban hành 30 nghị định, 03 quyết định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 41 quyết định, 06 chỉ thị; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành 32 thông tư, 28 quyết định và 02 chỉ thị).

Về phạm vi điều chỉnh, trong số các văn bản quy phạm pháp luật nói trên, có hai văn bản về quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, 16 văn bản quy định trực tiếp về xã hội hóa giáo dục, 08 văn bản quy định về đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; 18 văn bản quy định chế độ, chính sách đối với người học; 02 văn bản quy định các chính sách phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 02 văn bản quy định về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập…Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác liên quan đến thủ tục quyết định thành lập trường, cho phép thành lập

đào tạo của trường, kiểm định chất lượng đào tạo, quan hệ quốc tế, nghiên cứu khoa học…

3.4.1.2. Nhiều quy phạm pháp luật đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn

Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành:

Trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2009, Quốc hội ban hành Luật Giáo dục (năm 1998), Luật Giáo dục (sửa đổi năm 2005) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (năm 2009) với nhiều thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục đại học.

Ví dụ: về thành lập trường đại học, cao đẳng, căn cứ Luật Giáo dục (1998), các văn bản quy phạm pháp luật quy định: cơ sở giáo dục đại học phải có đủ số lượng giảng viên cơ hữu và cơ cấu trình độ đội ngũ cán bộ theo quy định; về cơ sở vật chất, diện tích dành cho khu học tập, thí nghiệm là 6m2

/sinh viên, khu ký túc xá 3m2/sinh viên. Đối với trường tư thục, diện tích đất tối thiểu đạt 10m2/SV; vốn ban đầu không ít hơn 15 tỷ đồng.

Sau khi Luật Giáo dục (sửa đổi) năm 2005 được thông qua và có hiệu lực thi hành, quy định về số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên được điều chỉnh, bổ sung như sau: cơ sở giáo dục đại học phải có số giảng viên cơ hữu đủ đảm nhận tối thiểu 70% khối lượng chương trình của mỗi ngành đào tạo, trong năm đầu hoạt động số giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ đạt ít nhất 30% và tiến sĩ đạt 12% tổng số giảng viên cơ hữu. Về cơ sở vật chất, diện tích đất tối thiểu phải đạt 25m2/sinh viên; diện tích bình quân xây dựng tối thiểu là 9m2/ sinh viên, trong đó diện tích học tập tối thiểu 6m2/ sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên tối thiểu 3m2/ sinh viên; Về vốn xây dựng trường: tổng giá trị tài sản và tiền mặt tối thiểu (hoặc vốn điều lệ đối với trường đại học tư thục) để thành lập trường là 50 tỷ đồng 5, tr 4.

Các quy định nói trên là những điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng đào tạo cần phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nhưng trên thực tế, sau khi thành lập, nhiều cơ sở giáo dục đại học không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định này vẫn tham gia hoạt động đào tạo. Để khắc phục tình trạng này Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục( 2009) tách việc thành

lập trường thành hai bước khác nhau; chỉ khi nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động, nhà trường mới được giao chỉ tiêu đào tạo và bắt đầu hoạt động đào tạo.

Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành:

Chính phủ đã phê duyệt Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục năm 1998 và 2005, Nghị định 49/2005/NĐ - CP ngày 11/9/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định phê duyệt Đề án đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Quy hoạch mạng lưới các trường đại học cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010 và giai đoạn 2006 - 2020; Chương trình tín dụng đào tạo; Tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; Danh mục ngành đào tạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt đông giáo dục, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách và giải thể trường đại học; Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia, Đại học Vùng, Đại học quốc tế; Điều lệ trường đại học.

Chỉ thị số 296/CT - TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Nhằm điều chỉnh hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định: Ban hành chuyên ngành đào tạo sau đại học; Quy định về công tác nghiên cứu khoa học; Quy định về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong các trường đại học, cao đẳng; Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học; Quy định về đào tạo liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng; Quy chế Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ; Quy chế tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục từ xa, vừa học vừa làm; Quy chế đào tạo hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Quy trình, điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học.

Những văn bản nói trên đã có tác dụng điều chỉnh các vần đề thực tiễn trong hoạt động của giáo dục đại học, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội

của đất nước, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

3.4.1.3 Một số văn bản đã điều chỉnh đúng các vấn đề có tính bức thiết, được xã hội đồng tình

- Quyết định số 157/2007/QĐ - TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình tín dụng đào tạo. Chương trình này đã đáp ứng yêu cầu của hàng trăm nghìn gia đình sinh viên thu nhập thấp có điều kiện cho con em theo học đại học, cao đẳng.

- Nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định số 10/2002/NĐ - CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng với đơn vị sự nghiệp có thu).

- Quyết định số 06/2008/QĐ - BGD&ĐT ngày 13/2/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Văn bản này đã đáp ứng được nguyện vọng của người học.

- Quyết định số 10/2011/QĐ - BGD&ĐT ngày 21/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;

- Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó quy định:

+ Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế;

+ Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng; + Công khai thu chi tài chính

Ba nội dung công khai này nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục trong việc quản lý nguồn lực và bảo đảm chất lượng. Quy chế này nhằm thực hiện Điều 58 của Luật Giáo dục năm 2005 và năm 2009, đáp ứng đòi hỏi của dư luận trong nước và sự quan tâm giáo dục của cộng đồng quốc tế.

- Thông tư số 10/2009/TT - BGD&ĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ

Hai văn bản này đã giao cho các cơ sở giáo dục đại học quyền tự chủ đào tạo, thạc sĩ và tiến sĩ; được học viên, nghiên cứu sinh, các cơ sở giáo dục đại học và xã hội hoan nghênh.

- Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Quyết định này giao quyền cho các trường thực hiện việc bổ nhiệm theo quy định chung của nhà nước về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm.

3.4.1.4 Một số văn bản đã kịp thời ban hành để điều chỉnh những hoạt động còn mới mẻ đối với giáo dục đại học đang được nhiều người quan tâm. Ví dụ:

- Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/8/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp văn bằng, chứng chỉ theo hình thức giáo dục từ xa.

- Quyết định số 36/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế đào tạo hình thức vừa học, vừa làm.

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế đào tạo hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

- Thông tư số 27/2010/TTLT-BGDĐT-LĐTBXH ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn đào tạo liên thông từ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học.

Các văn bản nói trên đã tạo hành lang pháp lý cho phương thức đào tạo mới được nhiều người quan tâm và cũng là tiền đề để xây dựng xã hội học tập.

3.4.2. Hạn chế, bất cập

3.4.2.1 Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ

Luật Giáo dục năm 1998 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/1999, nhưng sau hơn 1 năm, Chính phủ mới ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành; sau hơn 2 năm mới ban hành Quy chế trường đại học dân lập; sau hơn 4 năm mới ban hành điều lệ trường đại học, cao đẳng; sau hơn 5,5 năm mới ban

Sau khi Luật Giáo Giáo dục sửa đổi (năm 2005) có hiệu lực thi hành, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng không đáp ứng yêu cầu. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến ngày 31/12/2007, Bộ Giáo dục mới hoàn thành 31,2% kế hoạch soan thảo văn bản quy phạm pháp luật (39/125) trong kế hoạch công tác năm 2007. Trong ba tháng đầu năm 2008, kết quả soạn thảo văn bản của Bộ chỉ đạt 21,87% kế hoạch quý I năm 2008. Cho tới thời điểm hiện nay, một số văn bản quan trọng như văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020... Tình trạng chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã ảnh hưởng đến việc sắp xếp hợp lý mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, thực hiện xã hội hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.

3.4.2.2 Một số văn bản chậm ban hành:

- Luật Giáo dục 1998 có hiệu lực ngày 01/6/1999 nhưng Nghị định hướng dẫn thi hành mãi đến 30/8/2000 mới ban hành

- Luật Giáo dục 2005 có hiệu lực 01/01/2006 nhưng Nghị định hướng dẫn mãi đến 02/8/2006 mới ban hành.

- Nghị định hướng dẫn việc thành lập trường của các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang của các cơ quan nhà nước cho đến nay gần 6 năm vẫn chưa được ban hành, hiện tại vẫn còn đang ở giai đoạn dự thảo xin ý kiến của các cơ liên quan.

Đến 31 tháng 12 năm 2007 Bộ Giáo dục mới hoàn thành 31,02% kế hoạch soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (31/125 văn bản hướng dẫn thi hành luật).

Luật Giáo dục 1998 giao Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học nhưng mãi đến 30/7/2003 Thủ tướng chính phủ mới ra Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ban hành Điều lệ trường đại học và đến 21/6/2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ra Thông tư 18/2004/TT-BGD&ĐT hướng dẫn thực hiện Điều lệ trường đại học.

- Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nào cũng sửa đổi, bổ sung gây cho thí sinh và xã hội tâm lý bất an và bị động trong việc đăng ký và dự thi.

Nhiều văn bản mới ban hành vừa có hiệu lực cũng lại phải sửa đổi, bỏ sung: Quyết định 07/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2009 Quy định về điều kiện thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, chia, tách, sáp nhập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư về điều kiện đào tạo thạc sĩ, Thông tư quy định về điều kiện, thủ tục cho phép mở ngành đào tạo. Thông tư hướng dẫn việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục...

3.4.2.3 Nhiều quy phạm thiếu tính cụ thể, thiếu tính khả thi nên vùa ban hành đã phải sửa đổi

- Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010 và Quyết định số 121/2007/QĐ - TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 đều chưa cụ thể, còn mang tính định hướng, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn (cơ cấu nguồn nhân lực của từng ngành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ; quy mô đào tạo cụ thể của từng cấp, bậc học cho từng giai đoạn), một số tiêu chí đề ra quá cao, thiếu tính thực tiễn và tính khả thi. Ví dụ: Về trình độ giảng viên đến năm 2015: 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng viên cao đẳng có trình độ từ thạc sĩ trở lên; trên 50% giảng viên đại học và ít nhất 10% giảng viên có trình độ tiến sĩ. Trên thực tế, hiện nay, năm học 2008 - 2009), tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của cả nước mới chỉ đạt 10,16%, thạc sĩ đạt 37,31 %.

- Các văn bản ban hành trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2005 chưa quy định rõ ràng về quyền sở hữu tài sản, về vị trí của các nhà đầu tư, vai trò, trách nhiệm của cơ quan bảo trợ; vai trò trách nhiệm của Hội đồng quản trị trong việc quản lý trường.

- Thông tư 20 /2010/TT-BGD&ĐT ngày 16/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chuyển đổi loại hình trường đại học, cao đẳng dân lập sang loại hình tư thục không thực hiện được vì quy định không rõ ràng về tài

vậy 15 trường đại học trong diện phải chuyển đổi vẫn không thể thực hiện được, trong khi đó theo Quyết định số 122/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Trang 112 -121 )

×