- Từ khi có quyết định thành lập đến khi được tuyển sinh khóa đầu tiên, rất nhiều trường chưa thực hiện đồng bộ bốn yêu cầu về đất đai, đội ngũ, vốn
4.3.5. Thành lập Bộ Đại học và Khoa học công nghệ
Trên cơ sáp nhập các bộ phận liên quan đến giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và đào tạo như: Vụ Giáo dục Đại học, Cục Đào tạo bồi dưỡng với nước ngoài, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Vụ công tác học sinh sinh, sinh viên vào Bộ Khoa học công nghệ để thành Bộ Đại học và Khoa học Công nghệ.
Sở dĩ phải thành lập Bộ Đại học và Khoa học công nghệ là vì:
Thứ nhất: Nghị quyết số 14/2005/NQ-Chính phủ ngày 02 /11/2005 của Chính phủ về “ Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”, một trong những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới đã nhấn mạnh: “nghiên cứu mô hình tổ chức và có kế hoạch cụ thể sáp nhập cơ sở giáo dục đại học với các cơ sở nghiên cứu khoa học để gắn kết chặt chẽ đào tạo vào nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh”. Việc thành lập Bộ Đại học và khoa học công nghệ sẽ tạo điều kiện để thực hiện giải pháp này.
Thứ hai: khả năng quản lý điều hành và kiểm soát của Bộ Giáo dục đào tạo hiện nay không tương xứng với khối lượng công tác quản lý và đối tượng quản lý. Theo lý thuyết hệ thống thì một cơ quan điều hành chỉ có thể quản lý có hiệu quả với một số lượng tối ưu các đối tượng quản lý (số người, số đơn vị dưới quyền, số đầu mối). Nếu vượt quá giới hạn thì hiệu quả quản lý bị giảm sút. Thực tế hiện nay quản lý giáo dục của nước ta hết sức phức tạp, chồng chéo, và quá nhiều đầu mối. Phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục đào tạo quá rộng từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học và sau đại học. Chức năng, nhiệm vụ quản lý cồng kềnh. Mục tiêu quản lý đa dạng.
Chính vì phải quản lý đối tượng quá lớn nên rất khó phân công, phân nhiệm cụ thể rõ ràng, công tác quản lý luôn trong tình trạng “bội thực”, phải chạy theo sự vụ và giải quyết tình huống cụ thể quá nhiều, không đủ thời gian và nguồn lực để thực thi quản lý nhà nước một cách khoa học, bài bản theo đúng các quy định và trình tự pháp luật. Vai trò, vị trí của giáo dục đại học bị lu mờ trong ma trận các chức năng quản lý và đối tượng quản lý, do đó không
thể phát triển mạnh nhằm vào những mục tiêu chiến lược của giáo dục đại học.
Từ số liệu thống kê đã dẫn tại mục 3.3.2.2 của Luận án này khi phân tích bất cập của đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý về giáo dục đại học có thể chỉ ra rằng việc sáp nhập Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề với Bộ Giáo dục và Đào tạo trước đây (năm 1990) là một quyết định cần được nghiên cứu, xem xét lại một cách nghiêm túc, khoa học nhằm hướng tới việc chấn chỉnh và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập hiện nay.
Thứ ba: việc thành lập Bộ Đại học, khoa học và công nghệ sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực:
- Bảo đảm khối lượng công tác quản lý và đối tượng quản lý tương ứng với khả năng kiểm soát điều hành của bộ máy quản lý nhà nước, giảm độ phức tạp và tính đa dạng cho công tác quản lý của Bộ Giáo dục đào tạo cũng như của Bộ Đại học và Khoa học công nghệ.
- Tạo điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục đại học cho cán bộ quản lý, giúp họ có khả năng thể chế hóa tốt hơn đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước và tăng cường năng lực tổ chức thực tiễn cũng như triển khai công tác bảo vệ pháp luật giáo dục đại học.
- Giúp cho các nhà quản lý đổi mới phương thức lãnh đạo: tập trung quản lý vĩ mô, thực hiện việc phân quyền, phân cấp một cách rõ rành, minh bạch, tránh ôm đồm sự vụ, bảo đảm cho hệ thống giáo dục đại học hoạt động thông suốt, linh hoạt, không phiền hà cho cấp dưới.
- Gắn kết được quá trình đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vốn là khâu yếu nhất của hoạt động giáo dục đại học mà Chính phủ đã nhiều lần cố gắng thực hiện nhưng không thành công.
Thứ tƣ: Việc sáp nhập các bộ phận liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Khoa học và Công nghệ phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Bộ Khoa học công nghệ.