Nghiên cứu của học giả nước ngoài về giáo dục đại học Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 26)

Nam

Trong những năm qua, nhiều học giả Mỹ đã công bố những nghiên cứu về thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Có thể kể tới một số công trình sau đây:

- David Dapice, Nguyễn Xuân Thành, Ben Wilkinson (Chương trình Việt Nam của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard) “Giáo dục đại học Việt Nam: từ tai họa đến hứa hẹn”, báo cáo nhân dịp Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Đại học Harvard, hội thảo “Tiếp tục đổi mới để phát triển”, Đà Nẵng 7/2005;

- Thomas Valely và Ben Wilkinson (Trường Đại học Kennedy thuộc Đại học Harvard): “Giáo dục đại học Việt Nam: khủng hoảng và phản ứng”, báo cáo trước Ủy viên phía Hoa Kỳ thuộc Ủy ban song phương về giáo dục đại học, tháng 11/2008;

- “Lựa chọn thành công”, báo cáo của nhóm giáo sư và chuyên gia thuộc Đại học Harvard về chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2010 - 2020 năm 2008;

Những công trình trên đã nghiên cứu một cách toàn diện và sâu rộng tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, thực trạng giáo dục đại học Việt Nam (thành tựu cũng như bất cập) và đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy cải cách giáo dục đại học Việt Nam theo hướng giao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các cơ sở giáo dục đại học; trình bày quan điểm về việc xây dựng các trường đại học đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam. Những công trình này có giá trị tham khảo quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học và các nhà nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 26)