Quan điểm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nướcvề giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 129 - 131)

- Từ khi có quyết định thành lập đến khi được tuyển sinh khóa đầu tiên, rất nhiều trường chưa thực hiện đồng bộ bốn yêu cầu về đất đai, đội ngũ, vốn

4.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nướcvề giáo dục đại học

mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi người trong cuộc sống.

Chính vì vậy, chính phủ các nước coi cải cách giáo dục đại học mà trước hết là đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học là một trong các chính sách ưu tiên hàng đầu ở hầu hết mọi quốc gia và là một chủ đề được các tổ chức quốc tế quan tâm.

Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 - 2010 và Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đều khẳng định: Chỉ thị số 296/CT - TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 khẳng định: đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục đại học, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.

4.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học đại học

Nhiều học giả trong nước và ngoài nước đã lên tiếng cảnh báo sự trì trệ của giáo dục đại học Việt Nam và kêu gọi đổi mới nhanh chóng.

“Chưa bao giờ giáo dục chạy theo thành tích dễ dãi được quảng cáo ầm ĩ, thiếu trung thực lại ngốn nhiều công sức, tiền của mà hiệu quả thấp như năm qua...đổi mới liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rút cục tiêu tốn nhiều công sức, tiền của mà kết quả chỉ làm rối thêm một hệ thống giáo dục vốn đã già nua, thường xuyên trục trặc...Lúc này, lối ra duy nhất cho giáo dục là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. Chỉ có như thế mới mong cứu được giáo dục thoát ra khỏi khủng hoảng triền miên” 62.

Thomas Vallely và Ben Willkinson (Trường Đại học Kennedy thuộc Đại học Harvard) trong bài “Giáo dục đại học Việt Nam: khủng hoảng và phản ứng” (tháng 11/2008) đã viết: “nếu Việt Nam không có những cải cách nhanh chóng và tận gốc dành cho giáo dục đại học, Việt Nam sẽ thất bại trong mục tiêu đạt tới các tiềm năng to lớn của mình” 61.

Có thể nói, đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học là cốt lõi để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và là yêu cầu bức thiết của cuộc sống.

Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học là:

a) Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học là khâu then chốt có tính đột phá trong tiến trình đổi mới giáo dục đại học, vì vậy phải tập trung nguồn lực thực hiện các giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

b) Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học là bộ phận cấu thành của quá trình làm cho từng trường và toàn bộ hệ thống giáo dục đại học đổi mới tư duy quản lý, hoàn thiện tính nhân văn, khoa học, hiện đại; kế thừa những thành quả giáo dục đại học của đất nước và thế giới; phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại; tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đaị học của các nước tiên tiến.

c) Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải bảo đảm tính đồng bộ từ mục tiêu đến quy trình, từ nội dung đến phương pháp tiến hành; lựa chọn lĩnh vực ưu tiên để tạo chuyển biến rõ rệt.

d) Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải bảo đảm tính thực tiễn và hiệu quả, phù hợp với những điều kiện đảm bảo về thể chế chính trị, về cơ chế của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, về năng lực bộ máy quản lý nhà nước và thích ứng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

đ) Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học là nỗ lực chung của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học và toàn xã hội. Vì vậy phải có phân công phân nhiệm rõ ràng. Các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện môi trường pháp lý một cách minh bạch , công khai, đồng bộ và phù hợp; đổi mới bộ máy quản lý và hệ thống giáo dục đại học; tăng cường các biện pháp bảo vệ pháp luật giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện pháp luật giáo dục đại học trong thực tiễn, biến quyết định quản lý thành hành động cụ thể của mọi người; phát huy vai trò chủ thể của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sự hưởng ứng của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)