Mối quan hệ giữa quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 59 - 60)

3 tháng tuổi tuổ

2.3.3.Mối quan hệ giữa quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học

người học, cơ sở sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp… nói rộng ra là trước toàn thể xã hội. Đó chính là trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.3.3. Mối quan hệ giữa quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học sở giáo dục đại học

Giữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm luôn là hai mặt không thể tách rời trong mọi hoạt động của một nhà trường; tự chủ chủ yếu để bảo đảm hiệu quả và hiệu suất cao trong khi tự chịu trách nhiệm chủ yếu là để bảo đảm chất lượng và công bằng xã hội trong đào tạo.

Quyền tự chủ càng lớn thì trách nhiệm xã hội càng cao. Tất cả các lĩnh vực mà cơ sở giáo dục đại học được giao trách nhiệm tự ra quyết định thì phải đảm bảo tính minh bạch, đúng khuôn khổ pháp luật và phải chịu trách nhiệm về các quyết định ấy.

Tính chịu trách nhiệm phải đi đôi với quyền tự chủ, tức là, tất cả các lĩnh vực mà cơ sở giáo dục đại học được giao trách nhiệm tự ra quyết định, thì quá trình ra quyết định cần phải đảm bảo tính minh bạch và kết quả cần phải công khai, tức là phải chịu trách nhiệm với các quyết định đã ban hành.

Thực tế, muốn xây dựng một hệ thống chịu trách nhiệm thành công thì ngay từ đầu cần phải làm rõ ai chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm về cái gì và chịu trách nhiệm với ai? Ví dụ: cơ sở giáo dục đại học thường phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của cơ sở với thị trường, sinh viên, với lòng tin của công luận (thương hiệu), với những người tài trợ, với hệ thống kiểm định…và với quốc gia.

Để cho các cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm với kết quả của mình, đòi hỏi lãnh đạo cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của cơ sở.

Cuối cùng, muốn quyền tự chủ và tính chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học được phát huy và đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển giáo dục đại học, đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống chịu trách nhiệm đa chiều để không chỉ là chịu trách nhiệm với cấp trên (các cơ quan quản lý giáo dục) mà còn chịu trách nhiệm với khách hàng (học sinh, sinh viên, phụ huynh, các chủ doanh nghiệp, các liên đới, liên quan và cộng đồng)

38, tr 75.

Như vậy, để giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì trong công tác quản lý phải quan tâm cả hai mặt: một mặt tạo điều kiện cho các các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ trong các hoạt động, mặt khác, phải yêu cầu họ chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản (Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức kinh tế) về nội dung quản lý mà cơ quan chủ quản giao cho. Về phía cơ quan chủ quản, phải tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giáo dục đại học như Luật Giáo dục quy định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 59 - 60)