Thời kỳ sau khi thống nhất đất nước đến nay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 77)

3 tháng tuổi tuổ

3.1.4.Thời kỳ sau khi thống nhất đất nước đến nay

Năm 1975, đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhà nước đã tiến hành tổ chức lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng miền Nam theo mô hình miền Bắc nhằm xây dựng hệ thống giáo dục đại học Xã hội chủ nghĩa thống nhất trong cả nước.

Năm 1976, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp chính thức cho phép tổ chức đào tạo bậc phó tiến sỹ theo mô hình Liên Xô. Cũng trong năm này, nhà nước ra quyết định phong học hàm giáo sư, phó giáo sư cho các nhà khoa học công tác trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Đợt phong đầu tiên thực hiện vào năm 1980.

Tháng 1 năm 1979, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị Quyết số 14/BCT về việc tiến hành cải cách giáo dục lần 3, xây dựng một nền giáo dục thống nhất cho cả nước. Cuộc cải cách này trên thực tế chỉ tiến hành ở bậc phổ thông.

Năm 1985, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ra Quyết định số 558-QĐ giao cho Hiệu trưởng các trường đại học ký quyết định phân phối học sinh, sinh viên tốt nghiệp.

Có thể thấy rõ một điều là, trong suốt giai đoạn 10 năm từ 1975 đến 1985, đất nước ta lâm vào cuộc khủng khoảng kinh tế - xã hội trầm trọng do cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp và do hậu quả 30 năm chiến tranh liên miên. Nền giáo dục đại học đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn: nguồn lực cạn kiệt, quy mô giảm sút, hàng loạt học sinh bỏ học, rất nhiều trí

thức kể cả trí thức được đào tạo có bằng cấp cao ở nước ngoài bỏ nghề, việc quản lý giáo dục đại học hết sức lúng túng, hầu như bị buông lỏng.

Tháng 12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng mới đề ra đường lối đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và đến năm 1996 sau gần 10 năm đổi mới, về cơ bản, nước ta đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Dưới ánh sáng Nghị Quyết Đại hội VI của Đảng, giáo dục đào tạo đã được “cới trói” và đổi mới mạnh mẽ.

Theo Nghị quyết số 782/NQ-HĐNN 7 ngày 6/2/1987 của Hội đồng nhà nước, Tổng cục Dạy nghề sáp nhập với Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.

Các chủ trương đổi mới giáo dục đại học đầu tiên được đề xuất tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học tại Nha Trang mùa hè năm 1987 thể hiện tập trung trong bốn tiền đề đổi mới sau đây:

- Giáo dục đại học không chỉ đáp ứng nhu cầu của biên chế nhà nước và kinh tế quốc doanh mà còn phải đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế khác và nhu cầu học tập của nhân dân;

- Giáo dục đại học không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà còn dựa vào các nguồn lực khác có thể huy động được;

- Giáo dục đại học không chỉ theo chỉ tiêu kế hoạch tập trung như một bộ phận của kế hoạch nhà nước mà còn phải theo những đơn đặt hàng, những xu thế dự báo, những nhu cầu học tập từ nhiều phía trong xã hội;

- Giáo dục đại học không nhất thiết phải gắn chặt với việc phân phối công tác cho người tốt nghiệp theo cơ chế hành chính bao cấp, người tốt nghiệp có trách nhiệm tự tìm việc làm, tự tạo việc làm; những nơi sử dụng lao động sẽ tuyển dụng theo cơ chế chọn lọc và theo yêu cầu của thị trường lao động;

- Theo bốn tiền đề trên, các trường đại học thực hiện hàng loạt đổi mới: tăng số lượng đào tạo ngoài chỉ tiêu nhà nước; cho ra đời nhiều loại hình đào tạo mới; tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất;

đào tạo. Cũng từ các tiền đề trên, các trường đại học được tổ chức lại để tăng hiệu quả và hiệu suất đào tạo trong nền kinh tế thị trường: loại hình đại học đa lĩnh vực được xem là mô hình thích hợp để sắp xếp lại các trường đại học.

Năm 1993, hình thành Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Mở bán công TP HCM và Viện Đại học Mở Hà Nội.

Năm 1988, Trung tâm Đại học Dân lập Thăng Long được thí điểm thành lập và hiện nay đã có 53 trường đại học và 28 trường cao đẳng tư thục được thành lập.

Năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập trên cơ sở sáp nhập Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề với Bộ Giáo dục.

Năm 1991, hình thành cấp cao học với học vị thạc sĩ ở trên cấp đại học và dưới cấp tiến sĩ.

Từ năm 1996, nhà nước quyết định thay chế độ hai học vị ở cấp đào tạo tiến sĩ (phó tiến sĩ và tiến sĩ) bằng chế độ một học vị ở mức phó tiến sĩ trước đây với tên gọi là tiến sĩ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 77)