Đổi mới tư duy quản lý nhà nướcvề giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 131 - 135)

- Từ khi có quyết định thành lập đến khi được tuyển sinh khóa đầu tiên, rất nhiều trường chưa thực hiện đồng bộ bốn yêu cầu về đất đai, đội ngũ, vốn

4.3.1.Đổi mới tư duy quản lý nhà nướcvề giáo dục đại học

Để có cơ sở đổi mới tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đại học, trước hết cần xác định triết lý giáo dục hiện đại phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về triết lý giáo dục nhưng đáng lưu ý là ý kiến nêu trong Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 - 2020:

“Phát triển sự nghiệp giáo dục cần dựa trên một hệ thống triết lý. Đó chính là một hệ thống quan điểm chủ đạo của Đảng và Nhà nước cần được vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp thực tiễn giai đoạn mới. Đó là:

1. Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Phát triển nền giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu.

3. Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập.

4. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại.

5. Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục.

6. Giáo dục phải bảo đảm chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp”.

Trên cơ sở triết lý giáo dục hiện đại, cần đổi mới tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đại học cho phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập.

Đổi mới tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đại học trước hết là chỉ rõ những yếu tố tiêu cực trong công tác quản lý giáo dục đại học để đoạn tuyệt với nó và thay vào nó bằng những yếu tố tích cực, phù hợp với điều kiện thực tế của giáo dục đại học nước ta và xu thế chung của thế giới.

Những yếu tố tiêu cực trong công tác quản lý giáo dục đại học đã được xác định là: thói quen quan liêu bao cấp, ôm đồm và sự vụ; quản lý bằng mệnh lệnh hành chính áp đặt từ trên xuống, xa rời thực tế; thủ tiêu sự cạnh tranh và tính hiệu quả; coi nhẹ pháp luật và quyền dân chủ của con người, quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.

Tại Báo cáo tình hình giáo dục năm 2004, Chính phủ đã thừa nhận: “Tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của

đất nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, chưa cụ thể hóa kịp thời và đầy đủ việc hoạch định một số chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục.

Chưa nhận thức đầy đủ để có giải pháp đối với các vấn để mới nảy sinh trong mối quan hệ giữa kế hoạch phát triển giáo dục và thị trường lao động…” 17, tr 11.

Mới đây nhất, Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục Đào tạo tháng 10/2009 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2009 - 2012 và đến năm 2020 đã nhận định: “phương pháp quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường không theo kịp và cơ bản không thay đổi: quản lý tập trung, phương pháp quản lý lạc hậu, chưa phân cấp đáng kề cho chính quyền các tỉnh, các trường” và Nghị quyết đã đề ra: “năm học 2009 - 2010 là năm học khởi đầu cho giai đoạn ba năm 2009 - 2012 có tính đột phá: về chất trong việc đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học” 5, tr 2.

Những yếu tố tích cực của quản lý nhà nước về giáo dục đại học là: lấy khai thác tiềm năng sáng tạo của con người làm trọng tâm. Nói cách khác, quản lý nhà nước về giáo dục đại học trước hết là hiểu rõ con người, bao gồm: các nhà quản lý, các nhà giáo, công nhân viên, sinh viên và mọi người tham gia hoạt động giáo dục đại học. Họ là những trí thức, tức là những người khám phá và khai thác thông tin có ích cho đời sống, mà phàm là trí thức thì luôn luôn có tính đối lập và phản biện, sẵn sàng vượt qua mọi định kiến, nhưng nền tảng của mặt đối lập ấy là tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước, của dân tộc. Đó chính là đặc điểm quan trọng mà cơ quan quản lý nhà nước phải nắm vững .

Trên cơ sở sự hiểu biết thấu đáo về con người, những nhà quản lý phải có trách nhiệm xây dựng các điều kiện vĩ mô, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, để tạo ra không gian tự do với giới hạn hợp lý, phù hợp với năng lực của đối tượng quản lý và năng lực quản lý của nhà nước nhằm phát

huy sự sáng tạo, tính chủ động và sự tự tin của mỗi người, mỗi cơ sở giáo dục đại học.

Mọi quy định quản lý nhà nước phải tránh xa sự áp đặt một chiều, cố gắng tiếp cận thực tiễn để đạt được sự đồng thuận tối đa trong từng việc, từng nhiệm vụ. Muốn vậy phải trao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục đại học, tức là thực hiện việc phân cấp quản lý. Hệ quả của quá trình này là sự phi tập trung hóa quản lý giáo dục đại học. Để bảo đảm cho sự phân cấp và phi tập trung hóa quản lý giáo dục đại học, đương nhiên các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát để pháp luật giáo dục đại học được thực thi trong cuộc sống một cách suôn sẻ, có hiệu lực và hiệu quả rõ rệt.

Một điều quan trọng nữa trong quản lý giáo dục đại học là phải nhận thức đầy đủ quyền dân chủ của công dân trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của xã hội. Một trong những quyền dân chủ quan trọng nhất là quyền tự do tư tưởng, quyền tự do tham gia vào các hoạt động chính trị, cụ thể là quyền tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách, xây dựng hiến pháp và pháp luật; quyền phản biện xã hội; quyền kiểm tra và giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan quyền lực trong hệ thống chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào ? Đối với mọi vấn đề, mọi người được tự do bầy tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người” 43, Toàn tập, t8, tr 216.

Tóm lại, trong tư duy của những nhà quản lý giáo dục đại học cần thấm nhuần quan điểm: hiệu lực thực sự của quản lý nhà nước được thể hiện ở việc tạo ra không gian tự do cho mỗi người tham gia hoạt động giáo dục đại học và bảo đảm quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm việc pháp luật giáo dục đại học được thực thi trên thực tế.

Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã khẳng định: “quản lý nhà nước bằng pháp luật chứ không phải bằng đạo lý”. Đề án đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 -2020 đã đề ra: “đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của

từng trường và toàn bộ hệ thống; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục”.

Đó chính là tư duy quản lý mới cần được thấu suốt trong việc tổ chức vận hành bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học, trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 131 - 135)