Phân tích hiệu lực một số văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 100 - 112)

- Từ khi có quyết định thành lập đến khi được tuyển sinh khóa đầu tiên, rất nhiều trường chưa thực hiện đồng bộ bốn yêu cầu về đất đai, đội ngũ, vốn

3.3 Phân tích hiệu lực một số văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học

nhà nƣớc về giáo dục đại học

3.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật về quản trị giáo dục đại học

3.3.1.1 Quyết định số 64/2009/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên.

Cách đây 30 năm, Thông tư 37/TT ngày 14/11/1980 của Bộ Giáo dục quy định về chế độ làm việc của giảng viên đã được ban hành, nhưng mãi đến nay, văn bản này mới được thay thế bởi Quyết định số 64. Tuy nhiên việc thực hiện Quyết định 64 còn nhiều khó khăn:

- Theo Thông tư 37, thời gian làm việc của giáo viên là 06 ngày/tuần, mỗi ngày 08 tiếng, nay chỉ còn 05 ngày/tuần, tức là giảm gần 17% so với trước (thời gian làm việc chỉ còn bằng 83,3% so với Luật Lao động trước đây), nhưng về số giờ chuẩn lên lớp của giảng viên lại cao hơn trước khoảng 18% vì số lượng giảng viên tăng không tương ứng với số lượng sinh viên.

- Khi các trường triển khai thực hiện Quyết định 64 bằng việc xây dựng quy chế cụ thể cho trường, các trường đang chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ đều gặp một khó khăn chung là: với học chế niên chế, một sinh viên được học trong 4 năm (khoảng 210-220 đơn vị học trình) và thầy giáo lên lớp khoảng 3.150 - 3.300 tiết (mỗi tiết học 45 phút). Với học chế

của giáo viên là 1.800 - 1.980 giờ. Nếu tính chi tiết thì tổng số thời gian sinh viên học theo hệ tín chỉ chỉ bằng 65% so với học theo niên chế. Nếu so sánh số giờ lên lớp của giáo viên các đại học Hoa Kỳ thì số giờ lên lớp hàng tuần của giáo viên Việt Nam khi thực hiện Quyết định 64 vẫn thấp hơn. Ví dụ: mỗi giảng viên ở học viện PRATT giảng từ 12-14 tiết trong 3 học kỳ (40 tuần thực học), còn giảng viên Việt Nam cũng giảng từ 11-12 giờ trên tuần. Nếu chỉ căn cứ trên số giờ giảng dạy thì các quy định tại Quyết định 64 có thể được coi là phù hợp. Nhưng vấn đề không nằm ở đó vì việc thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ cần phải có cơ sở vật chất tương ứng. Trong khi số giờ lên lớp đã giảm do cấu trúc chương trình thì rõ ràng giảng viên sẽ khó có khả năng thực hiện đủ số giờ chuẩn theo Quyết định 64.

- Về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, các trường gặp khó khăn khi quy đổi giữa các hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Không thể tính số giờ nghiên cứu khoa học của một đề tài là bao nhiêu, một giáo trình được tính theo số trang hay theo số tín chỉ, bao nhiêu giờ cho một bài báo. Ngoài ra còn kinh phí giành cho nghiên cứu khoa học, tính trung bình nếu kinh phí nghiên cứu khoa học vẫn được phân bổ như hiện nay thì trong khoảng 10-12 năm mới có 2 lần giảng viên được nhận nhiệm vụ nghiên cứu.

- Khi quy định chặt chẽ số giờ giảng dạy cho giảng viên thì số giờ giảng dôi ra sẽ mời ai? ở đâu? lấy nguồn kinh phí nào?

- Quy định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với từng chức danh: giáo sư 360 giờ, phó giáo sư và giảng viên chính 320 giờ, giảng viên khác 280 giờ là không phù hợp, không tận dụng được chất xám của đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn vì giờ giảng dạy quá nhiều nên sẽ giảm bớt thời gian dành cho nghiên cứu khoa học.

- Chế độ làm việc đối với giảng viên dạy các môn giáo dục thể chất và quốc phòng ở các trường chuyên chưa được quy định.

- Số giờ tiêu chuẩn hướng dẫn một luận văn thạc sĩ là 20 - 25 tiết là quá thấp, không khuyến khích giảng viên đầu tư thời gian, trí tuệ cho việc hướng dẫn học viên cao học.

3.3.1.2Quyết định 174/2008/QĐ - TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

- Văn bản này có tác dụng tích cực đến các nhà khoa học, giúp cho các nhà khoa học xác định được hướng phấn đấu. Tuy nhiên, những quy định về trình tự bổ nhiệm quá phức tạp, thiếu tính cạnh tranh, chưa làm rõ các giảng viên của cơ sở giáo dục đại học sau khi về hưu được 3 hoặc 5 năm nhưng vẫn tiếp tục tham gia giảng dạy hợp đồng cho các cơ sở giáo dục đại học thì được xét theo tiêu chuẩn nào?

- Tỷ lệ phiếu bầu giáo sư, phó giáo sư tính trên đầu các thành viên hội đồng mặc dù các thành viên đó vắng mặt, điều đó gây phản cảm, mất tác dụng của việc phong hàm: việc được công nhận hoặc không công nhận chức danh chưa hẳn đã phụ thuộc vào công trình khoa học mà lại phụ thuộc vào số thành viên hội đồng vắng mặt hay có mặt

- Việc quy định số lượng tiến sĩ do giáo sư hướng dẫn là không phù hợp vì đối với những ngành gần như không có nghiên cứu sinh như cơ khí động lực ô tô, kỹ thuật cơ khí... làm thiệt thòi cho những cán bộ đã đầy đủ tất cả mọi điều kiện chỉ thiếu số lượng nghiên cứu sinh nên đã không được công nhận học hàm phó giáo sư, giáo sư.

- Bên cạnh những phức tạp trong quy trình bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư thì cơ chế miễn nhiệm lại chưa đặt ra một cách rõ ràng.

3.3.1.3 Quyết định số 61/2009/QĐ - TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục.

- Quy chế này đã đưa ra các quy định về mặt pháp lý nhằm bảo đảm tính minh bạch về tài chính, tài sản và các quyền lợi chính đáng của người có công đóng góp xây dựng trường, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

- Việc quy định quyền chuyển nhượng, quyền sở hữu và rút vốn vừa là để bảo đảm quyền lợi các nhà đầu tư nhưng đồng thời cũng nêu rõ trách nhiệm pháp lý của họ trong việc bảo đảm hoạt động bình thường của nhà

- Quy chế 61 đã tạo thuận lợi cho các trường tư thục thu hút được đội ngũ giảng viên, tạo cho họ vị trí, quyền và nghĩa vụ như giảng viên các trường đại học công lập.

Tuy nhiên Quy chế 61 cũng còn nhiều khó khăn vướng mắc:

- Do chưa ban hành quy định về chuyển đổi các trường đại học dân lập sang tư thục nên việc áp dụng Quy chế 61 ở các trường đại học dân lập còn bất cập như quyền của Đại hội đồng cổ đông, người đại diện sở hữu tài sản thuộc sỡ hữu chung không được phân chia…

3.3.1.4 Quyết định số 07/2009/QĐ - TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học.

Kết quả đạt được:

- Việc thành lập, nâng cấp các trường đại học, cao đẳng nói chung phù hợp với định hướng quy hoạch, góp phần phát triển nhanh quy mô giáo dục đại học.

- Quá trình nâng cấp, thành lập các trường đã chú ý đến cơ cấu vùng miền, nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao của địa phương, nhu cầu học tập của các đối tượng khó khăn

- Số lượng trường đại học, cao đẳng ở các vùng khó khăn đã được tăng lên, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân địa phương, con em diện chính sách, miền núi dân tộc, vung sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận giáo dục đại học. Cụ thể trong giai đoạn 1998 - 2009, khu vực Tây Bắc có 8 trường đại học, cao đẳng được thành lập, khu vực Bắc Trung Bộ có 20 trường được thành lập; Vùng Duyên hải Nam Trung bộ thành lập 42 trường và Đồng bằng sông Cửu Long có thêm 6 trường được thành lập mới và 25 trường được nâng cấp.

- Công tác xã hội hóa giáo dục đã huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục. Trong tổng số 62 trường được thành lập mới hoàn toàn thì có 50 trường ngoài công lập (chiếm tỷ lệ 80,6%).

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định 07/2009/QĐ - TTg:

- Cơ quan quản lý muốn trường phải bảo đảm đủ các điều kiện mới cho phép thành lập và hoạt động; nhà đầu tư muốn có cơ sở pháp lý thật vững

chắc mới đầu tư xây dựng trường, tuyển giáo viên, cán bộ quản lý và giảng viên cũng không muốn về trường làm việc khi trường chưa có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.

- Ủy ban nhân dân các địa phương chưa có những hỗ trợ thực sự đối với những nhà đầu tư trong việc cấp đất và giải phóng mặt bằng ngoài trách nhiệm phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường trên địa bàn và văn bản thỏa thuận sẽ cấp đất cho trường.

- Đề án thành lập trường chỉ được thẩm định khi chủ đầu tư đã xây dựng được cơ sở vật chất và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Trong khi công văn phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ chưa đủ cơ sở pháp lý để địa phương giao đất, để nhà đầu tư tuyển dụng cán bộ giảng viên. Nhiều địa phương yêu cầu phải có quyết định thành lập trường chính thức của Thủ tướng Chính phủ thì mới cấp đất. Như vậy việc thành lập trường vẫn gặp một bế tắc hầu như không thể giải quyết được, đó là việc có đất mới cho phép thành lập trường, ngược lại có quyết định thành lập trường mới giao đất (quả trứng có trước hay con gà có trước?).

- Trường đại học tư thục do tập thể cá nhân góp vốn đầu tư, không dùng ngân sách nhà nước nhưng lại có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự việc phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Vì những lẽ đó, đáng lẽ nhà nước phải tạo điều kiện giao đất sạch để xây dựng trường mà không đòi hỏi bất kể một khoản chi phí nào. Nhưng ngược lại nhà nước lại không có những quy định tương ứng để tạo điều kiện cho các trường đại học tư thục được giao đất. Các nhà đầu tư không những phải chi ra những khoản tiền lớn để đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng, thuê mướn giáo viên và cán bộ quản lý mà còn phải chi ra một khoản tiền rất lớn mang tính chất tiêu cực để “xin” được đất xây dựng trường, trái với những quy định của Luật Giáo dục là trường công và trường tư được đối xử bình đẳng như nhau.

3.3.2. Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục đại học trong lĩnh vực tài chính

Nghị quyết số 35/2009/NQ - QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ 5 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

Nghị quyết này tạo ra hành lang pháp lý đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

- Định mức đầu tư và học phí chưa có sự khác biệt cho các ngành, lĩnh vực. Vị trí, vai trò của các ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế mũi nhọn chưa được quan tâm rõ rệt.

- Lộ trình tăng học phí quá chậm, mức học phí vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Chính sách lương hiện nay chủ yếu dựa vào thâm niên mà chưa thực sự dựa vào kết quả làm việc.

3.3.3 Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục đại học trong lĩnh vực bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo.

3.3.3.1 Quyết định 62/2008/QĐ - BGDDT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa học vừa làm.

- Theo Quyết định này, trường đại học và cao đẳng phải lấy đề thi từ ngân hàng đề thi của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng, riêng đề thi kết thúc học phần, kết thúc môn học thì dùng ngân hàng đề thi của hệ chính quy của các trường; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra công tác thi, chấm thi, xét tuyển như hệ chính quy; tổ chức mỗi năm 4 đợt thi vào các tháng 3, 4, 10 và 11 hàng năm.

Thực tế triển khai trong năm 2009 đã đạt được một số kết quả ban đầu:

- Đã quản lý tương đối chặt chẽ quá trình tuyển sinh.

- Góp phần thực hiện việc đào tạo có nề nếp và có chất lượng hơn. - Tăng cường quản lý về chỉ tiêu, điều kiện mở trường lớp.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn có nhiều vướng mắc:

- Cục khảo thí và kiểm định chất lượng mới chỉ cung cấp được 50% đề thi chủ yếu cho các môn Lý, Hóa, Sinh vật, Ngoại ngữ.

- Chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường giảm đáng kể do thí sinh thi cùng ngày thi nên không có cơ hội tham gia các cuộc thi của các trường khác nhau.

- Hàng năm, trong tháng 3 và tháng 4, Bộ mới công bố chỉ tiêu tuyển mới trong các cơ sở đào tạo, vì vậy việc tuyển sinh vào tháng 3, tháng 4 là không thực hiện được.

- Quyết định này quy định không có đối tượng tốt nghiệp trung học nghề tham dự thi nhưng quy chế tuyển sinh hệ chính quy năm 2010 lại quy định cho phép học sinh trung học nghề được dự thi.

- Tổ chức kỳ thi vào các ngày thứ 7 hoặc chủ nhật của tháng 3 và tháng 4 là rất khó vì mới sau tết Nguyên đán, do đó rất ít thí sinh đủ điều kiện tham gia dự thi.

3.3.3.2Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 15/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học Việt nam trong giai đoạn 2008-2015.

Việc triển khai chương trình tiên tiến, một mặt nhằm khắc phục các yếu kém hiện hữu của giáo dục đại học Việt Nam, mặt khác tạo điều kiện để giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận với giáo dục đại học thế giới.

Để thực hiện Đề án này, ngân sách nhà nước cung cấp tài chính cho 03 khóa đầu để các trường đại học Việt Nam có điều kiện liên kết với các trường đại học tiên tiên trên thế giới, áp dụng chương trình đào tạo bằng tiếng Anh; mời giảng viên nước ngoài đến giảng dạy và bồi dưỡng cho giảng viên Việt Nam; tổ chức quản lý và đào tạo theo tiêu chuẩn của các trường đối tác;

Đề án đã tạo điều kiện cho các trường đại học Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, hình thành cơ chế quản trị tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội; bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, thực hiện chương trình đào tạo và trang bị kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế; hình thành cơ chế tài chính theo hướng tự chủ.

Trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều bất cập:

- Nguồn tài chính hạn hẹp, trình độ tiếng Anh của giảng viên và sinh viên còn hạn chế; trang thiết bị kỹ thuật còn nghèo nàn và môi trường đào tạo

- Một số việc rất khó triển khai trong thực tế ví dụ quy định giảng viên dạy chương trình tiên tiến được giành 40% quỹ thời gian cho nghiên cứu khoa học nhưng thực tế, giảng viên giản dạy chương trình tiên tiến chủ yếu được mời giảng vì họ còn đảm nhiệm việc giảng dạy ở các hệ đào tạo đại học và sau đại học khác. Hơn nữa nguồn khinh phí để bảo đảm 40% thời gian cho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 100 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)