100), đã sửa đổi theo hướng: Ủy ban nhân dân các cấp không chỉ có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vị quản lý mà còn có trách nhiệm quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn; phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục.
- Về kiểm định chất lượng giáo dục, cho phép thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập. Để thống nhất về thẩm quyền quy định lĩnh vực dịch vụ có điều kiện, tạo cơ sở cho việc xây dựng văn bản quy định điều kiện thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập theo hướng xã hội hóa hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, đã bổ sung một mục vào Chương VII:
- Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục - Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục
- Việc thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập
Giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập; quy định điều
kiện thành lập và giải thể, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập.
- Về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đã bổ sung quy định giao Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của người Việt Nam, cơ sở giáo dục Việt Nam hoạt động giảng dạy, giáo dục ở nước ngoài (Điều 108).
Đồng thời Luật cần có quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục có đầu tư của nước ngoài trong việc thực hiện chương trình giáo dục (Điều 109)
Giao Chính phủ quy định việc hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
3.2.2 Thực trạng việc xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học nƣớc về giáo dục đại học
3.2.2.1. Quá trình xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học giáo dục đại học
- Năm 1955, thành lập Vụ Đại học thuộc Bộ Giáo dục (Nghị định 504/TTg ngày 01/6/1955 của Thủ tướng Chính phủ), quản lý 06 trường đại học: trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Kinh tế Tài chính, đại học Y Dược, đại học Nông Lâm, cao đẳng Mỹ thuật với số lượng sinh viên khoảng 5.000 người và 400 giảng viên;
- Năm 1965, thành lập Bộ Đại học và Trung học (theo Nghị quyết số 165/NQ-TVQH ngày 11/10/1965 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Thời kỳ này, giáo dục đại học phát triển mạnh. Đến năm 1974, riêng miền Bắc đã có 41 trường đại học, cao đẳng với 55.700 sinh viên, 8.658 giảng viên và đào tạo 100 ngành khác nhau.
- Năm 1975, Bộ Đại học và Trung học được đổi tên thành Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp;
- Năm 1987, Tổng cục Dạy nghề sáp nhập vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (Nghị quyết số 782/NQ - HĐNN ngày 06/02/1987 của Hội đồng Nhà nước)
- Năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập trên cơ sở nhập hai cơ quan Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề với Bộ Giáo dục. Tính đến nay, cả nước có 422 trường đại học, cao đẳng trong đó có 81
trường ngoài công lập (53 trường đại học và 28 trường cao đẳng). Tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng năm 2008-2009 là 1.719.499 sinh viên, tăng 13 lần so với năm 1987; tỉ lệ sinh viên/vạn dân năm 1987 là 80 thì đến năm 2009 con số này là 155.
3.2.2.2 Kết quả và hạn chế, bất cập trong xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Kết quả
- Đã xây dựng được bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học tương đối hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương. Ở Bộ Giáo dục và Đào tạo có Vụ chuyên trách quản lý giáo dục đại học là Vụ Giáo dục Đại học; ở Vụ Đào tạo của các Bộ, ngành và ở các Sở Giáo dục Đào tạo của 63 tỉnh, thành phố đều có cán bộ theo dõi các trường đại học, cao đẳng.
- Ngày 24/12/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2010/NĐ- CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành có trường và với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nơi trường đặt trụ sở.
Hạn chế, bất cập
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách về giáo dục đại học quá mỏng, không tương xứng với khối lượng công việc và đối tượng quản lý. Theo số liệu thống kê, hiện nay cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm có 723 người (không kể các đơn vị trực thuộc và các đơn vị hữu quan). Riêng số cán bộ công chức của Vụ Giáo dục đại học là cơ quan chuyên trách quản lý các trường đại học, cao đẳng chỉ có 25 người (chiếm 3,5% tổng số cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong khi đó Vụ này thường xuyên phải xử lý khoảng 30% - 35% khối lượng công việc của cơ quan Bộ (Theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận).
Trong số 111 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục được Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ hữu quan ban hành trong thời gian hai năm (2009-2010) thì có 18 văn bản có phạm vi điều chỉnh trong toàn ngành giáo dục, 39 văn bản điều chỉnh hoạt động của giáo dục phổ thông, 54 văn bản (gần 50% tổng số văn bản) điều chỉnh hoạt động giáo dục đại học.
- Khối lượng công việc về quản lý giáo dục đại học vượt quá nhiều lần so với con số cán bộ chuyên trách quản lý giáo dục đại học quá ít ỏi, đó là chưa kể năng lực, trình độ của cán bộ còn hạn chế nhiều mặt, ít được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cũng như kiến thức quản lý;
- Từ con số thống kê về số lượng cán bộ quản lý, đối tượng và khối lượng công việc, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giáo dục nêu trên cho thấy vai trò của cơ quan quản lý giáo dục đại học (Vụ Giáo dục đại học, với biên chế 25 người) trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo là hoàn toàn chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ mà Vụ phải thực hiện. Trong khi đó, khối lượng công việc quản lý và đối tượng quản lý của giáo dục phổ thông là rất lớn nhưng được quan tâm đúng mức.
- Bộ máy quản lý giáo dục đại học thiếu tính ổn định: từ năm 1990 đến nay có nhiều biến động trong việc tách, nhập các Cục, Vụ, Viện. Từ 2 Vụ : Tuyển sinh và Quản lý học sinh, Vụ Quản lý học sinh ngoài nước sáp nhập thành Vụ Công tác học sinh sinh viên (sau đổi tên là Vụ Công tác chính trị); Vụ Giáo Viên tồn tại trong nhiều năm bị giải thể và nay lập lại thành Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. Bộ phận quản lý lưu học sinh và sinh viên nước ngoài nằm trong Vụ công tác Chính trị sáp nhập vào Vụ Hợp tác quốc tế còn bộ phận tuyển sinh nước ngoài lập thành Cục Đào tạo bồi dưỡng với nước ngoài. Viện Khoa học Giáo dục sáp nhập với Viện chiến lược phát triển giáo dục thành Viện Nghiên cứu chiến lược và chương trình giáo dục, nay lại đổi thành viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Vụ Kế hoạch- Tài chính tách thành Vụ Kế hoạch-Tài chính và Cục Cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em. Ngoài ra còn thành lập thêm Vụ Pháp chế, Vụ Giáo dục dân tộc, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng; Cục Công nghệ thông tin. Việc thành lập những đơn vị mới này là cần thiết nhưng việc tách nhập liên tục các đơn vị sự nghiệp đã làm mất sự ổn định tương đối của bộ máy quản lý và ảnh hưởng đến công tác điều hành của các đơn vị đối các cơ sở giáo dục đại học.
- Một thời gian dài, việc phân công, phân cấp về quản lý nhà nước trong giáo dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành có
trường và với các địa phương không rõ ràng, còn chồng chéo. Chủ trương bỏ bộ chủ quản là biểu hiện của tư tưởng “tập trung hóa”.
3.2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học giáo dục đại học
3.2.3.1 Kết quả đạt được
Nhằm đưa pháp luật giáo dục đại học vào cuộc sống, trong những năm qua, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đại học từ trung ương đến địa phương đã tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giáo dục đại học trong mọi lĩnh vực giáo dục đại học và đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
- Bằng nhiều phương thức khác nhau, từ năm 1998 đến năm nay đã có 422 trường đại học, cao đẳng được thành lập, trong đó có 234 trường được nâng cấp từ bậc học thấp hơn; 07 trường đại học được thành lập theo phương thức sáp nhập, chia tách và 64 trường đại học, cao đẳng được thành lập mới hoàn toàn. Nhờ đó, 35/63 tỉnh, thành phố có thêm trường đại học, cao đẳng mới.
- Số con em diện chính sách, miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa được học đại học, cao đẳng ngày càng đông. Bình quân 5 năm, từ 2004-2008, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn là 26,29%; tỉ lệ sinh viên là người dân tộc thiểu số đạt tỉ lệ 4,71%; tỉ lệ sinh viên từ khu vực nông thôn, miền núi là 64,5% và tỉ lệ sinh viên nữ là 51,6% so với tổng số sinh viên trúng tuyển.
- Năm 1997, cả nước có 15 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, đến hết tháng 8/2011 con số này là 82 trường (tăng 5,4 lần). Quy mô đào tạo của khối ngoài công lập là 218.189 sinh viên vào năm 2008-2009, chiếm 12,7% tổng quy mô đào tạo cả nước 64, tr 8.
- Sau 2-3 năm thành lập, một số trường ngoài công lập đã được cấp đất và đang xây dựng cơ sở vật chất; có trường đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho thực hành, thí nghiệm. Các trường sau thành lập đều hoạt động đúng mục tiêu, tôn chỉ, mục đích; chưa xảy ra sai sót
- Trong những năm qua, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục liên tục tăng và giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục đại học.Từ năm 1998 - 2009, trong điều kiện tài chính còn hạn hẹp , Nhà nước vẫn quyết định tăng dần mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ mức hơn 10% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước .
Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học còn được bổ sung một phần đáng kể nhờ chính sách tín dụng đối với sinh viên. Kể từ khi triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến tháng 12/2009, Ngân hàng chính sách xã hội đã tiếp nhận số tiền 18.000 tỷ đồng cho vay đối với học sinh, sinh viên. Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã tạo điều kiện cho trên 1.671.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập.