Thực trang việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 79)

3 tháng tuổi tuổ

3.2.1. Thực trang việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học

pháp luật về giáo dục đại học

3.2.1.1. Hiến pháp năm 1992

Năm 1992, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Đây là sự kiện trọng đại của đất nước trên bước đường xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc của đất nước nói chung và lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng. Hiến pháp năm 1992 đã điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất làm nền tảng cho sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Hiến pháp năm 1992 và những sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá 10 đã quy định một số vấn đề quan trọng sau đây:

- Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ở nước ta, Hiến pháp khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”

- Mục đích của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

- Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội.

- Nhà nước có trách nhiệm: thống nhất quản lý hệ thống giáo dục về mục tiêu, nội dung, chương trình, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng; bảo đảm hệ thống giáo dục phát triển cân đối các bậc học từ mầm non đến phổ thông, đến đại học, sau đại học và các loại hình (công lập, dân lập, tư thục, bán công); ưu tiên đầu tư cho giáo dục và khuyến khích các nguồn đầu tư ngoài ngân sách; huy động mọi tiềm năng của xã hội tham gia phát triển giáo dục đào tạo.

Những quy định nói trên của Hiến pháp năm 1992 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mọi hoạt động của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng

3.2.1.2. Luật Giáo dục năm 1998, 2005 và 2009

Nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về giáo dục; thể chế hóa chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng được đề ra trong các văn kiện Đại hội Đảng và các Nghị Quyết của Trung ương Đảng. Ngày 02 tháng 12 năm 1998 Quốc hội thông qua Luật Giáo dục (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 1999).

Luật Giáo dục năm 1998 là luật khung tương đối cụ thể, vì chưa có điều kiện xây dựng bộ luật cho một lĩnh vực giáo dục và trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước đang trong quá trình đổi mới. Việc lựa chọn các vấn đề cần luật hóa còn nhiều ý kiến khác nhau nên Quốc hội giao Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết một số lĩnh vực hoạt động cụ thể của giáo dục.

Sự ra đời của Luật Giáo dục năm 1998 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực giáo dục trong đó có giáo dục đại học. Việc ban hành Luật này đã chấm dứt cách thức quản lý của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục bằng các văn bản có tính pháp lý thấp như nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh hành chính, công văn…trong một thời gian dài.

Luật Giáo dục năm 1998 là văn bản pháp luật chuyên ngành đầu tiên có quy mô lớn nhất được ban hành nhằm điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giáo dục. Điều đó cho thấy tư duy quản lý đã có sự thay đổi rõ rệt, ý thức về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đã được nâng cao đáng kể.

Luật Giáo dục năm 1998 bao gồm: Lời nói đầu, 9 chương và 110 điều, quy định một cách tương đối toàn diện về hệ thống giáo dục quốc dân. Luật Giáo dục dành riêng mục 4 chương II với 6 điều khoản để quy định về giáo dục đại học và sau đại học, trong đó ghi rõ: Giáo dục đại học và sau đại học bao gồm:

- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học và cao đẳng - Giáo dục sau đại học đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.

- Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính quy và không chính quy. Luật đã đề cập đến các nội dung cơ bản như khái niệm, mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học; yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học và sau đại học; giáo trình cao đẳng, đại học; cơ sở giáo dục đại học và sau đại học; văn bằng giáo dục đại học và sau đại học. Những nội dung cơ bản của chương 6 Luật Giáo dục năm 1998 quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, có thể khái quát thành 4 nội dung chính như sau:

- Hoạch định chính sách cho giáo dục và đào tạo, lập pháp, lập quy cho giáo dục - đào tạo.

- Thực hiện quyền hành pháp trong quản lý giáo dục đào tạo.

- Tổ chức quản lý hoạt động giáo dục đào tạo và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.

- Thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý giáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Qua 7 năm thực hiện, ở một mức độ khái quát, có thể khẳng định rằng Luật Giáo dục năm 1998 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý tương đối ổn định cho các hoạt động giáo dục đào tạo, góp phần phát triển giáo dục đào tạo của đất nước.

Có thể nói, nhờ có Luật Giáo dục 1998, khung pháp lý cho việc điều hành mọi hoạt động của hệ thống giáo dục đã được định hình và được củng cố. Công tác thanh tra giáo dục đào tạo cũng có những chuyển biến đáng ghi nhận, góp phần khắc phục các hiện tượng tiêu cực như cấp văn bằng chứng chỉ, gian lận thi cử v…v. Bên cạnh đó, từ khi Luật giáo dục 1998 ra đời, sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng, ngày càng đông đảo tích cực và hiệu quả hơn.

Nhằm thể chế hóa đường lối quan điểm giáo dục của Đảng thể hiện trong văn kiện Đại hội IX, kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa IX và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010; cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2001, mặt khác căn cứ vào những đòi hỏi khách quan của xã hội là phải giải quyết những vấn đề bức xúc, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quản lý và triển khai hoạt động giáo dục trong 7 năm qua, ngày 14/6/2005, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Giáo dục năm 2005. Luật có hiệu lực từ 01/01/2006, thay thế cho Luật Giáo dục năm 1998 và được coi là một giải pháp tích cực cho quá trình hoàn thiện pháp luật về giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới, giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Luật Giáo dục năm 2005 có 120 điều, chia thành 9 chương. So với Luật Giáo dục năm 1998 thì Luật Giáo dục năm 2005 bỏ bớt 3 điều, bổ sung thêm 18 điều mới, và sửa đổi 83 điều.

Luật Giáo dục năm 2005 so với Luật Giáo dục năm 1998 có nhiều điểm mới, bao gồm các quy định nhằm tập trung giải quyết 5 nhóm vấn đề:

Một là, hoàn thiện một bước về hệ thống giáo dục quốc dân, khẳng định vị trí của giáo dục thường xuyên, phát triển giáo dục nghề nghiệp, tăng khả năng liên thông, phân luồng giữa các bộ phận của hệ thống.

Luật quy định giáo dục đại học đào tạo 4 trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sĩ.

Trong Luật, vị trí của giáo dục thường xuyên đã được khẳng định: “hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”.

về chương trình giáo dục, về điều kiện thành lập trường, xác định những tiêu chí cơ bản để một trường đại học hoặc viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, định hướng về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, tạo điều kiện chuyển đổi từ đào tạo theo năm học sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục.

Ba là, nâng cao tính công bằng xã hội trong giáo dục và tăng thêm cơ hội học tập cho nhân dân đặc biệt là cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, con em các gia đình có thu nhập thấp.

Bốn là, tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục, xác định những quy phạm nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tiêu cực, xác định rõ trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm xã hội của nhà trường đặc biệt là các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.

Năm là, khuyến khích đầu tư trường ngoài công lập, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng hoạt động của các trường tư thục.

Luật Giáo dục năm 2005 quy định nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập, tư thục (không duy trì loại hình bán công). Khái niệm trường dân lập, tư thục được thể hiện rất rõ: trường dân lập là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động; trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Luật có thêm một mục tại chương III (gồm các Điều 65, 66, 67 và 68) quy định cụ thể về các chính sách đối với trường dân lập, tư thục.

Trên đây là những điểm mới cơ bản đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật Giáo dục năm 2005 liên quan đến giáo dục đào tạo. Các nội dung này sẽ được sử dụng làm căn cứ sửa đổi bổ sung các văn bản dưới luật nhằm hoàn thiện các quy định, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động giáo dục đại học. Tất cả những nội dung đổi mới nói trên thể hiện sự đổi mới trong tư duy lập pháp của những nhà quản lý, khắc phục những hạn chế của Luật Giáo dục

năm 1998, thể hiện rõ nỗ lực của nhà nước trong việc tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và bảo đảm quyền học tập của nhân dân.

Ngày 25 tháng 11 năm 2009 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2005.

Trong những năm qua, chủ trương đổi mới, phân cấp quản lý giáo dục đã từng bước được thực hiện. Một số quy định của luật cần được sửa đổi phù hợp với chủ trương này như các quy định về thẩm quyền thành lập trường đại học, thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; quyền và trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong đó có việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục đối với tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn; tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh mẽ hơn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào các quan hệ kinh tế thế giới, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục để phù hợp với các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên, quản lý tốt hơn hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Các nội dung củaLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục liên quan đến giáo dục đại học

- Về chương trình giáo dục (khoản 2 Điều 6), ngoài tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, kế thừa giữa các cấp học, đề nghị bổ sung thêm, tính thực tiễn, hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.

- Về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục (Điều 13), đã bổ sung thêm một ý: Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư.

- Về cán bộ quản lý giáo dục (Điều 16) đã sửa đổi như sau: “Cán bộ quản lý giáo dục là người làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý giáo dục trong cơ quan quản lý của nhà nước chuyên ngành giáo dục hoặc trực tiếp lãnh đạo, quản lý cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân”.

Điều 80 Luật hiện hành chỉ quy định việc bồi dưỡng đối với nhà giáo, nay đã quy định đối với cả cán bộ quản lý giáo dục.

- Về giáo trình giáo dục đại học (khoản 2 Điều 41), nay đã cho phép hiệu trưởng trường cao đẳng, đại học tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn, duyệt để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong trường.

- Thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Điểm b khoản 1 Điều 42 quy định Thủ tướng Chính phủ giao trường đại học và viện nghiên cứu khoa học phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, nay đã giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo thực hiện nhiệm vụ này.

- Điều kiện để trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được đào tạo trình độ tiến sỹ, (khoản 2 Điều 42) đã bổ sung thêm ý: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có chất lượng cao được công bố trong nước và ngoài nước

- Về điều kiện thành lập trường (Điều 50), đã sủa đổi theo hướng chia làm hai điều kiện:

- Điều kiện thành lập nhà trường là :

Phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;

Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

- Điều kiện để được các cơ sở giáo dục đại học được phép hoạt động tuyển sinh và đào tạo: có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; có đất đai, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy và học tập; đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Về thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục:

Để thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung Điều 50, giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học; quy định cụ thể điều kiện, thời hạn và thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Nhằm bảo vệ quyền lợi của sinh viên trong trường hợp nhà trường bị giải thể, đề nghị giao Chính phủ quy định trách nhiệm của nhà trường đền bù vật chất cho sinh viên và có biện pháp bảo đảm cho sinh viên được quyền tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục đại học khác.

- Về công khai tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (khoản 1 Điều 58), đã ổ sung ý sau đây: Công bố công khai mục tiêu trương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)