Quan niệm quản lý nhà nướcvề giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 34)

2.1.4.1Quan niệm chung quản lý nhà nước về giáo dục đại học Sự khác nhau giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đai học

Giáo dục phổ thông có mục đích phổ cập những kiến thức cơ bản và tạo nên những phẩm chất cá nhân cần thiết để con người có thể sống hài hòa với những người khác trong xã hội, còn giáo dục đại học thì có mục đích truyền thụ và khai thác tri thức để con người đạt được trình độ lý thuyết và khả năng thực hành cao, hoàn thiện nhân cách, sau khi ra trường có thể làm một nghề nào đó và giữ một vị trí nhất định trong xã hội.

Giáo dục phổ thông cần thiết cho tất cả mọi người. Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia mà giáo dục phổ thông được phổ cập ở cấp tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Nhưng giáo dục đại học thì chỉ thực hiện đối với những người có nguyện vọng và có khả năng làm nghề nào đó. Chính vì vậy, ngay cả ở những nước phát triển số người được đào tạo đại học cũng chỉ đạt tới 50% - 60% trong độ tuổi.

Đặc điểm cơ bản của giáo dục đại học

- Giáo dục đại học, theo UNESCO, là giáo dục sau trung học nhằm truyền thụ, khai thác tri thức và hoàn thiện nhân cách cho con người.

Giáo dục đại học là đỉnh chóp của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục phổ thông là tiền đề và nền tảng cho giáo dục đại học, còn giáo dục đại học là bước tiến về chất so với giáo dục phổ thông và là động lực phát triển của giáo dục phổ thông. Hai lĩnh vực này gắn bó khăng khít và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một quá trình giáo dục liên tục, suốt đời.

- Giáo dục đại học gắn bó mật thiết với giáo dục nghề nghiệp. Thực chất của giáo dục đại học là giáo dục nghề nghiệp ở trình độ cao. Cùng với giáo dục nghề nghiệp, nó tạo nên một sự phân tầng nhằm thỏa mãn nhu cầu nhân lực ở mọi cấp độ: quốc gia, địa phương và mọi ngành nghề.

Mỗi trường đại học đào tạo những ngành nghề nhất định và những ngành nghề này luôn được thay đổi theo nhu cầu xã hội nhằm phục vụ kịp thời và đắc lực cho xã hội, vì vậy nó gắn bó với giáo dục nghề nghiệp.

nghề nghiệp. Nghiên cứu khoa học, sáng tạo tri thức và chuyển giao tri thức là đặc trưng của giáo dục đại học, nó quyết định chất lượng đào tạo và gắn đào tạo với việc sử dụng, với sản xuất kinh doanh và với cuộc sống xã hội.

- Giáo dục đại học trong xu thế hội nhập quốc tế gắn liền với giáo dục xuyên biên giới. Giáo dục xuyên biên giới là giáo dục do nhà cung ứng nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ nước sở tại thông qua các chương trình trực tuyến, chương trình nhượng quyền, chương trình liên kết và thông qua việc mở cơ sở giáo dục. Từ năm 1995 giáo dục xuyên biên giới đã được WTO thể chế hóa như một hoạt động thương mại dịch vụ, thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS. Việt Nam đã ký cam kết tham gia GATS do đó phải tuân theo các quy định của GATS như quy tắc tối huệ quốc, quy tắc về tính minh bạch, quy tắc tuần tự tự do hóa v..vv. Tuy nhiên điều quan trọng là, nước ta phải xây dựng khung pháp lý quốc gia đối với giáo dục đại học xuyên biên giới để giữ vững chủ quyền quốc gia về giáo dục 59.

- Giáo dục đại học gắn liền với phương thức học tập suốt đời để xây dựng xã hội học tập. Xã hội học tập đòi hỏi phải xây dựng hệ thống giáo dục tiếp tục, trong đó giáo dục người lớn đang lao động là một ưu tiên. Một số nước có tổ chức những khóa học không theo chương trình chuẩn nhằm thỏa mãn nhu cầu của người học thông qua phương thức học từ xa, học ảo…

Chức năng của giáo dục đại học

Trong xã hội hiện đại, giáo dục đại học có một số chức năng chính như sau:

a) Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng được học tập của mọi người để họ có khả năng tự khai thác tiềm năng của mình và cống hiến lại cho xã hội.

b) Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và nhu cầu hội nhập quốc tế, thu hẹp khoảng cách giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển.

c) Khai hóa xã hội, hình thành tư tưởng tiến bộ, hướng dẫn dư luận, góp ý về đường lối chính sách của nhà nước và đào tạo những nhà lãnh đạo tương lai cho quốc gia.

d) Truyền thụ, khai thác, sáng tạo tri thức qua nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức đến xã hội, nâng cao trí tuệ của dân tộc.

Những đặc điểm và chức năng nói trên của giáo dục đại học là cơ sở nhận thức đối với công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học, đặc biệt là trong việc tổ chức bộ máy quản lý, sắp xếp nhân sự, hoạch định chính sách, xây dựng khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển giáo dục đại học trong thực tế, phù hợp với xu thế của thời đại.

Quan niệm chung quản lý nhà nước về giáo dục đại học

Giáo dục đại học có nội hàm rất rộng, bao gồm từ cao đẳng đến đại học và sau đại học nhưng vẫn là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, quản lý nhà nước về giáo dục đại học là quản lý hành chính chuyên ngành gắn với những đặc điểm riêng của nó và do đó có thể nói quản lý nhà nước về giáo dục đại học chỉ là một nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về giáo dục nói chung.

Quản lý nhà nước về giáo dục đại học có nghĩa là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục đại học do các cơ quan quản lý của nhà nước tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục đại học, duy trì trật tự, kỷ cương, thực hiện mục tiêu “đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020 giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 10.

Quản lý nhà nước về giáo dục đại học chính là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ hoạt động giáo dục đại học trong phạm vi toàn xã hội để thực hiện mục tiêu do nhà nước đề ra.

Trong khái niệm về quản lý nhà nước về giáo dục đại học có 3 yếu tố cơ bản là: chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục đại học là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các nhà quản lý (Chính phủ, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các địa phương).

Với tư cách là chủ thể quản lý nhà nước mang tính công quyền, nhà nước có các chức năng quản lý cơ bản sau đây:

Thứ nhất: tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đại học của các cơ sở giáo dục đại học trong phạm vi cả nước.

Thứ hai: định hướng phát triển của các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế

Thứ ba: kiểm tra, giám sát mọi hoạt động giáo dục đại học và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục đại học

Đối tượng quản lý nhà nước về giáo dục đại học là hệ thống các cơ sở giáo dục đại học, là mọi hoạt động giáo dục đại học trong phạm vi cả nước, là mọi người tham gia hoạt động giáo dục đại học. Cần nhấn mạnh những người tham gia hoạt động giáo dục đại học là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học và sinh viên. Đó là những trí thức có trình độ cao của tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội, luôn đề cao hiền tài, lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, lấy đạo đức và tài năng làm thước đo giá trị, luôn có nhu cầu tự do trong học thuật và trong sáng tạo tri thức. Nhận thức đầy đủ đặc điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý giáo dục đại học.

Mục tiêu tổng quát của quản lý nhà nước về giáo dục đại học là bảo đảm trật tự, kỷ cương trong các hoạt động giáo dục đại học, thực hiện mục tiêu chung của giáo dục đại học và mục tiêu riêng của mỗi trình độ đào tạo, hạn chế tác động tiêu cực của quy luật thị trường. Tuy nhiên vì giáo dục đại học có những đặc trưng riêng nên việc quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn phải chú ý đến những đặc trưng sau đây:

a) Quản lý giáo dục đại học phải tạo cho được môi trường tự do học thuật, tự do sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Tạo cho được quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện những hoạt động tác nghiệp, trước hết là những vấn đề về nhân sự và tài chính.

c) Định hướng cho giáo dục đại học phát triển phù hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và phù hợp với xu thế chung của giáo dục đại học thế giới.

d) Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục đại học trở thành nền “công nghiệp” không biên giới có nhập khẩu, xuất khẩu, có cạnh tranh và có tính đến hiệu quả đầu tư; vừa phải giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như một thương hiệu quốc gia, vừa phải trân trọng tiếp thu thành tựu văn minh nhân loại. Đó chính là vấn đề mà quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải đặc biệt chú trọng. Bất cứ một quy định pháp quy nào nhằm “đóng cửa biên giới” hoặc “mở toang biên giới” đều có tác dụng cản trở sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học

đ) Giáo dục đại học được xác định là một loại dịch vụ công chủ yếu mà nhà nước có trách nhiệm cung ứng cho xã hội, bên cạnh đó còn có sự tham gia của nhiều thành phần khác ngoài nhà nước. Vì vậy, quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhằm mục đích ổn định trật tự trong lĩnh vực xã hội này.

Bên cạnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về giáo dục đại học cần chú trọng phát huy những giá trị tích cực của các quy phạm xã hội khác trong việc điều chỉnh hành vi của con người, đặc biệt là việc giáo dục nâng cao đạo đức, bồi dưỡng nhân cách, xây dựng trách nhiệm xã hội và ý thức tự tôn dân tộc.

2.1.4.2 Quan niệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học ở Việt Nam Theo Điều 38 Luật Giáo dục năm 2005 thì giáo dục đại học bao gồm:

“ 1. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ 2 - 3 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1,5 - 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành.

2. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 - 6 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 2,5 - 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ 1,5 - 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

3. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 - 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.

4. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. Từ 2 - 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương đương với trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt”.

Hình 2.2

Luật Giáo dục năm 2005 còn quy định mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục cho từng trình độ đào tạo.

Tiến sỹ (4 năm) Thạc sỹ (2 năm) Giáo dục đại học (4-6 năm) Trung học phổ thông (3 năm) Cao đẳng (3 năm)

Trung cấp chuyên nghiệp (3-4 năm) Dạy nghề Dài hạn (1-3 năm) Ngăn hạn (1 năm) Giáo dục thường xuyên

Trung học cơ sở (4 năm)

Giáo dục tiểu học (5 năm) Giáo dục mẫu giáo

Nhà trẻ

CẤU TRÚC HỆ THỐNG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 34)