Quan niệm chung về hiệu lực quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 42)

3 tháng tuổi tuổ

2.2.1. Quan niệm chung về hiệu lực quản lý nhà nước

Hiệu lực quản lý nhà nước là chuẩn mực biểu thị quyền lực nhà nước và năng lực tổ chức thực tiễn của bộ máy quản lý nhà nước. Hiệu lực quản lý nhà nước có liên quan đến quyền lực nhà nước, năng lực bộ máy quản lý và kết quả quản lý nhà nước trong thực tiễn cuộc sống.

Quyền lực nhà nƣớc là đặc điểm nổi bật của quản lý nhà nước ở mọi lĩnh vực. Đặc điểm này biểu hiện ở 3 vấn đề cơ bản là: tư cách pháp nhân trong quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, quan hệ thứ bậc trong quản lý, cụ thể là:

a) Điều kiện để triển khai quản lý nhà nước là phải có tư cách pháp nhân và yêu cầu về tính hợp pháp trong quản lý là yêu cầu trước hết. Muốn có tư cách pháp nhân để quản lý, cơ quan quản lý nhà nước phải có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, phải có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng. Mục đích hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước là chấp hành các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp) trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Việc hiểu cho đúng, làm cho đúng thẩm quyền là thước đo khả năng sử dụng quyền lực nhà nước của một tư cách pháp nhân.

b) Phương tiện quản lý nhà nước là các văn bản pháp luật và pháp quy. Cơ quan quản lý nhà nước có chức năng nhiệm vụ ban hành các văn bản dưới luật mang tính pháp lý (gọi là văn bản pháp quy) để tổ chức chỉ đạo trực tiếp các đối tượng quản lý thuộc quyền thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước; huy động mọi nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho việc thực hiện thành công các mục tiêu quản lý nhà nước đã đặt ra. Hoạt động này của cơ quan quản lý nhà nước gọi là hoạt động điều hành.

Hoạt động chấp hành và hoạt động điều hành của cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện đúng thẩm quyền và thứ bậc pháp lý đã được nhà nước quy định.

c) Phương pháp chủ yếu để quản lý nhà nước là phương pháp hành chính tổ chức. Pháp luật, pháp quy là sự cụ thể hóa chính sách của nhà nước, phản ánh lợi ích của xã hội, vì vậy, đây chính là hành lang pháp lý cho việc triển khai các hoạt động quản lý nhà nước, bảo đảm tính quyền lực nhà nước

trong quản lý. Sự phân cấp rõ ràng và mệnh lệnh- phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trong quản lý nhà nước. Tính quyền lực nhà nước ở đây cũng chính là việc cán bộ quản lý cần nhận thức đầy đủ rằng cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương 65, tr 67- 68..

Năng lực tổ chức thực tiễn của cơ quan quản lý nhà nước thể hiện ở cách tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước và trình độ cán bộ quản lý bảo đảm khả năng chỉ đạo các đối tượng quản lý thực hiện các văn bản pháp luật và pháp quy. Các bộ phận cấu thành bộ máy và các cá nhân cán bộ quản lý phải có mối quan hệ với nhau và sự hợp tác chặt chẽ nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ chung của bộ máy trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng. Năng lực điều hành của bộ máy quản lý phải tương ứng với khối lượng công tác và số lượng đối tượng quản lý. Nếu khối lượng công tác và số lượng đối tượng quản lý quá lớn, quá phức tạp so với khả năng kiểm soát của bộ máy quản lý thì công tác điều hành không thể đạt hiệu quả. Mặt khác, năng lực tổ chức thực tiễn còn phụ thuộc vào trình độ cán bộ quản lý, nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và pháp quy.

Kết quả công tác quản lý nhà nƣớc là quá trình cơ quan quản lý nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người cho phù hợp với quy luật và làm thay đổi trạng thái ban đầu của nó sang trạng thái mới tốt hơn, đúng với mục đích dự kiến.

Các văn bản quy phạm pháp luật, dù ở thứ bậc nào cũng đều có giá trị bắt buộc thi hành theo hiệu lực thời gian, không gian và đối tượng áp dụng

Hiệu lực quản lý nhà nước không những phụ thuộc trực tiếp vào năng lực, chất lượng bộ máy quản lý nhà nước, đặc điểm tổ chức vận hành của hệ thống chính trị như đã phân tích ở trên mà nó còn phụ thuộc vào phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và sự phân cấp rành mạch giữa chủ thể quản lý nhà nước với đối tượng quản lý nhà nước.

Sau cùng là công tác tổ chức, kiểm tra đánh giá hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước.

cứu về hiệu quả quản lý nhà nước nhưng chúng tôi cũng cố gắng nêu một cách vắn tắt khái niệm về hiệu quả quản lý nhà nước và mối quan hệ của nó với hiệu lực quản lý nhà nước.

Hiệu quả quản lý nhà nước là mối tương quan giữa kết quả thực tế thu được sao cho tối đa so với chi phí nguồn lực để đạt được kết quả thực tế đó sao cho tối thiểu.

“Kết quả thực tế thu được sao cho tối đa” được hiểu là mức độ thay đổi cao nhất trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội trước và sau khi có sự điều chỉnh của pháp luật.

“Chi phí nguồn lực để đạt được kết quả thực tế” được hiểu là những chi phí về vật chất, tinh thần, thời gian và lực lượng tham gia xây dựng pháp luật: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật; kiểm tra, giám sát, và xử lý vi phạm pháp luật.

Hiệu quả quản lý nhà nước phụ thuộc vào những điều kiện chủ quan và khách quan liên quan tới bản thân pháp luật cũng như môi trường thực hiện nó. Cụ thể đó là những điều kiện chung như kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội và những điều kiện pháp lý như: sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật, ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của cán bộ, nhân dân 27, tr 31.

Khái niệm hiệu lực quản lý nhà nước gắn liền với khái niệm hiệu quả quản lý nhà nước. Khi nói đến hiệu lực quản lý nhà nước thường nói luôn đến hiệu quả quản lý nhà nước. Trên thực tế, một số trường hợp, văn bản quy phạm pháp luật có thể đạt được hiệu lực nhưng lại không đạt được hiệu quả Từ sự phân tích nêu trên, ta có thể đưa ra khái niệm về hiệu lực quản lý nhà nước là: mức độ thực hiện đúng chức năng, quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành các quyết định đúng thẩm quyền, phù hợp với quy luật khách quan để tác động tích cực đến mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, được thực hiện nghiêm túc trong thực tế nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.

2.2.1.2 Quan niệm hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học Căn cứ vào định nghĩa nêu trên và từ những phân tích về đặc điểm chức năng của giáo dục đại học, ta có thể nêu ra quan niệm hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học là mức độ thực hiện đúng chức năng, quyền lực

của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học khi ban hành các các văn bản quy phạm pháp luật đúng thẩm quyền, phù hợp quy luật phát triển giáo dục đại học, tác động tích cực đến hoạt động giáo dục đại học, được cấp dưới, các cơ sở giáo dục đại học và toàn xã hội thực hiện nghiêm túc nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)