Một số sách và báo cáo của các học giả nước ngoài giới thiệu về hoạt động giáo dục đại học, tình hình cải cách giáo dục đại học của một số

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 26 - 29)

hoạt động giáo dục đại học, tình hình cải cách giáo dục đại học của một số nước như:

Bản”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Cuốn sách chuyên khảo này nêu lên quá trình hiện đại hóa giáo dục và tình hình cải cách giáo dục hiện nay ở Nhật Bản; trình bày vị trí, vai trò, phương pháp của giảng dạy tiếng Nhật, các môn khoa học và giáo dục ý thức công dân trong nội dung chương trình giảng dạy ở các nhà trường của Nhật Bản cùng một số biện pháp khuyến học được Chính phủ Nhật Bản áp dụng trong thời gian qua. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích đối với những người làm công tác giáo dục và đào tạo.

- Xie Weihe, Viện Giáo dục thuộc Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc “Thách thức của xã hội tri thức và đổi mới giáo dục đại học Trung Quốc”, báo cáo tại diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam “Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế”, Hà Nội, 6/2004. Báo cáo này đã trình bày thực trạng đổi mới giáo dục và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc đồng thời nêu ra những triển vọng của giáo dục Trung Quốc thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ cấp bách: điều chỉnh cơ cấu giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng các trường đẳng cấp quốc tế và đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng phi tập trung hóa.

- Jeffrey Selingo “What American Think About Higher Education?”, tạp chí The Chronicle of Higher Education, Washinton, May 2, 2001 (Phạm Thị Ly dịch). Đây là báo cáo tổng kết các cuộc thảo luận ở Hoa Kỳ về việc chuẩn bị bổ sung Luật Giáo dục Hoa Kỳ. Báo cáo nêu lên những hiện trạng bức xúc của giáo dục đại học Hoa Kỳ như chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, cơ chế bổ nhiệm giáo sư, trách nhiệm xã hội và tính tự chủ; chi phí cho giáo dục...Báo cáo đề xuất một số giải pháp cho giáo dục đại học Hoa Kỳ: tập trung hơn vào giáo dục nhân cách, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục tổng quát, không nên đi quá sâu vào nghiên cứu khoa học; khuyến khích tư nhân hóa giáo dục đại học có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước....

- Báo cáo của GS. S. Gopinathan “Nhà nước và đổi mới giáo dục ở Singapore: hướng tới sự sáng tạo và đổi mới” và Krissanapong Kirtikara “Giáo dục đại học ở Thái Lan và lộ trình cải cách quốc gia” tại diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam “Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế” (Hà Nội, 6, 2004) đã nói về phản ứng của giáo dục đại học ở Singapore và Thái

Lan trước xu thế toàn cầu hóa, thể hiện trong những chương trình cải cách giáo dục đại học và đổi mới quản lý giáo dục đại học.

Kết luận: các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó có giáo dục đại học đã được tiến hành trên bình diện rộng, từ việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục nói chung đến pháp luật quản lý các trường đại học, cao đẳng nói riêng, từ mô hình quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp tỉnh đến mô hình quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở cấp huyện…

Xuất phát từ những góc độ khác nhau và thông qua việc phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục nhằm góp phần chấn hưng giáo dục, phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

Tuy nhiên, chưa thấy công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học như Chỉ thị số 296/CT - TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục đại học, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)