- Từ khi có quyết định thành lập đến khi được tuyển sinh khóa đầu tiên, rất nhiều trường chưa thực hiện đồng bộ bốn yêu cầu về đất đai, đội ngũ, vốn
4.3.4 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Các đơn vị quản lý (vụ, cục) trong Bộ là cơ quan giúp Bộ trưởng xây dựng các chính sách giáo dục đại học. Theo chức năng, các chính sách được bắt đầu từ ý tưởng của các cán bộ quản lý giáo dục, với vị trí như thế, các vụ, cục phải là nơi tập hợp các cán bộ quản lý giáo dục đầu ngành về giáo dục đại học. Các cán bộ quản lý giáo dục phải là những người nhận thức được tính khách quan và hiểu rõ các mối quan hệ của giáo dục với các yếu tố khác của hiện thực xã hội, đồng thời phải biết phát huy động lực từ các mối quan hệ
này trong công tác lãnh đạo điều hành thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Để có được đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đại học có năng lực, phẩm chất trước hết cần đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ. Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm tổ chức thi tuyển để bổ sung cán bộ cho bộ máy quản lý nhà nước của mình. Việc tuyển dụng công chức qua hình thức thi tuyển những năm qua đã giúp ngành có một đội ngũ cán bộ đáp ứng được chuyên môn nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước nhưng vẫn thiếu vắng những chuyên gia hàng đầu có bản lĩnh, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạch định chính sách. Việc tuyển dụng cán bộ quản lý chưa tính đến cơ cấu theo vị trí, chức danh công tác mà chỉ tính được số lượng thiếu hụt cơ học do cán bộ nghỉ chế độ, thuyên chuyển công tác, do được giao thêm chức năng, nhiệm vụ; việc luân chuyển, đề bạt cán bộ vẫn chủ yếu dựa trên cơ chế “đóng”, phương thức bổ nhiệm từ dưới lên hoặc thuyên chuyển điều động hay đề bạt tuần tự trong nội bộ ngành, vì thế yếu tố cạnh tranh chưa cao, tạo cơ hội cho các hành vi “chạy chức, chạy quyền”. Cần phải đưa ra mô hình tuyển dụng, quản lý công chức theo vị trí công việc; trong đó, ban hành văn bản quản lý chuyên biệt cho từng nhóm công chức.
Cần đổi mới công tác đánh giá cán bộ
Hiện nay, việc đánh giá công chức còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tiễn, dẫn đến xu hướng chạy theo thành tích. Việc đánh giá công chức đòi hỏi phải được thực hiện một cách khoa học, nhằm đảm bảo tính khách quan và công tâm nhất, kết quả đánh giá cần được nghiêm túc nghiên cứu, tổng hợp làm căn cứ cho việc sắp xếp, sử dụng, luân chuyển đề bạt cán bộ.
Cần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Hiện tại các quy định về quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa còn chưa đầy đủ, đồng bộ; sự hợp tác giữa cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ với cơ sở đào tạo còn chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở cho việc đào tạo với mục đích chỉ để trang bị bằng cấp, hợp thức hóa tiêu chuẩn về ngạch bậc và chức vụ mà không thực sự chú trọng đến nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công
chuyên môn, nghiệp vụ cũng như những nội dung về quản lý, ngoại ngữ, sử dụng phương tiện làm việc hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của công việc.