3 tháng tuổi tuổ
2.4. Kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học của một số nƣớc
Vấn đề quản lý giáo dục đại học luôn được các nước quan tâm vì việc thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục đại học, việc nâng cao hiệu quả đầu tư của giáo dục đại học đều liên quan đến việc đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
Vì vậy, việc nghiên cứu xu hướng và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học của các nước trên thế giới rất có ý nghĩa trong việc tham khảo và vận dụng vào thực tế nước ta.
Hoa Kỳ là đất nước có lịch sử non trẻ trên 230 năm kể từ ngày lập quốc (1776) nhưng đã có một nền giáo dục phát triển bậc nhất thế giới (với 3.500 trường đại học tổng hợp, đại học cộng đồng và 13 triệu sinh viên) bắt nguồn từ các trường đại học tư thục như đại học Harvard 2, tr 34.
Hoa Kỳ là quốc gia có truyền thống điển hình theo cơ chế phi tập trung hóa, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ việc quản lý giáo dục đại học cho chính quyền các Bang và các quận (là một đơn vị quản lý giáo dục).
Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật giáo dục đại học lâu đời. Đạo luật quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển quy mô giáo dục đại học Hoa Kỳ là Luật Morrill năm 1862, sau đó có nhiều luật khác như Luật Smith-Lever năm 1914, Luật Smith- Hughes năm 1917.
Tuy nhiên Luật Giáo dục đại học Hoa Kỳ hiện hành là Luật năm 1965. Luật này chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Luật này được bổ sung vào những năm 1968, 1972, 1976, 1980, 1986, 1992, 1998 và 2008.
Luật Giáo dục đại học 2008 được gọi là Luật cơ hội giáo dục đại học, quy định về việc cấp kinh phí theo nguyên tắc cạnh tranh cho các chương trình khác nhau để phát triển giáo dục đại học.
Bộ Giáo dục liên bang chỉ tập trung thực hiện một số chức năng như: xây dựng và triển khai các mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục quốc gia đã được thể chế hóa bằng Luật Giáo dục liên bang năm 2000; quản lý và điều phối các chương trình trợ giúp dành cho công tác giáo dục mà trước đây thuộc Bộ Y tế, giáo dục, phúc lợi. Như vây Bộ Giáo dục liên bang không thực hiện nhiều chức năng quản lý nhà nước trực tiếp và toàn diện đối với hệ thống giáo dục.
Các bang và quận, đặc biệt là các trường có tính tự chủ rất cao trong việc quản lý mọi mặt hoạt động của trường trong khuôn khổ pháp luật, 90% kinh phí giáo dục là của các bang và các quận. Các bang có trách nhiệm và quyền hạn trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của bang, phân bổ nguồn tài chính, quản lý giáo viên, nội dung chương trình giảng dạy và các loại hình giáo dục.
có quyền lực thực sự trong việc quyết định những vấn đề phân bổ, sử dụng ngân sách giáo dục của bang, xem xét và thông qua các đạo luật, các quy định có liên quan đến hệ thống giáo dục của bang mình, trong đó có giáo dục đại học; quản lý tổ chức nhân sự của cơ quan quản lý giáo dục cấp bang, có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục.
Các trường công và trường tư đều hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tự do về học thuật, đều được các bang hỗ trợ về kinh phí.
Ở Hoa Kỳ chính quyền địa phương, nơi có trường đại học, có vai trò rất tích cực trong việc quản lý giáo dục đại học. Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện tốt nhất cho trường đại học. Việc cấp đất để xây dựng trường luôn được đề cao và ưu tiên, khuyến khích và sẵn sàng thực hiện đối với trường đại học, đặc biệt là các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan tới việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho các bang trách nhiệm cơ bản về giáo dục. Các trường đại học Hoa Kỳ có mức tự chủ rất cao, khác với hệ thống giáo dục đại học ở nhiều nước có tính tập trung cao và nặng tính quan liêu nên thiếu linh hoạt khi phải đối mặt với hoàn cảnh mới 2, tr 38.
( hình 2.3 Mô hình quản lý giáo dục ở Hoa Kỳ)
Mô hình quản lý giáo dục đại học Hoa Kỳ
Bộ Giáo dục Liên Bang Hội đồng Giáo dục Bang Các trường đại học Quận Tổng thống Hoa Kỳ