Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 66)

3 tháng tuổi tuổ

2.4.2.Trung Quốc

Để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng môi trường thể chế thuận lợi để điều tiết các vấn đề về giáo dục. Tính đến nay, Trung Quốc đã ban hành một hệ thống các Luật và văn bản dưới luật có liên quan đến giáo dục tương đối hoàn chỉnh, bao quát nhiều vấn đề, làm nền tảng pháp lý cho công tác quản lý giáo dục, đã có 6 Luật Giáo dục được thông qua như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục bắt buộc 9 năm, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục hướng nghiệp, Luật Giáo viên, Quy định về các loại bằng cấp học vấn , Luật khuyến khích giáo dục tư thục. Những đạo luật này đã tạo ra khung pháp lý chung cho giáo dục Trung Quốc. Cùng với hệ thống giáo dục quốc gia, chính quyền địa phương cũng xây dựng các quy định và quy chế tương ứng dựa trên điều kiện địa phương. Những quy định do các địa phương xây dựng là một thành tố hữu cơ của thể chế giáo dục quốc gia 1, tr 47-50.

Việc xây dựng các cơ sở pháp lý ở Trung Quốc đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển hệ thống giáo dục mang màu sắc Trung Quốc. Các Luật và quy định về giáo dục đã xây dựng những nguyên tắc cơ bản cho chính sách giáo dục quốc gia, đảm bảo công bằng về giáo dục và làm sáng tỏ cơ cấu quản lý giáo dục liên quan đến giáo dục cơ bản, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học và tài chính cho giáo dục, đồng thời phân định trách nhiệm và quyền lực của chính phủ trung ương và địa phương.

Chính quyền cấp tỉnh có vai trò xây dựng các kế hoạch, banh hành các quyết định và điều lệ liên quan trực tiếp đến địa phương, phân bổ các nguồn quỹ tới các địa khu, và quản lý một số trường điểm. Chính quyền cấp đại khu có vai trò phân bổ các nguồn quỹ đến các huyện, các trường sư phạm tại chức, các trường nghề nông nghiệp, cùng với trường tiểu học và trung học cơ sở điểm ở địa phương. Chính quyền cấp huyện có vai trò quản lý các trường còn lại gồm trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo. Nói chung cấp trung ương và cấp tỉnh quản lý về giáo dục đại học trong khi các cấp địa phương đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục trung học bắt buộc và giáo dục mầm non.

lý nhà nước của các bộ, ngành và nhiệm vụ quản lý của các cơ quan chủ quản với quyền tự chủ hoạt động sự nghiệp của nhà trường, tiến tới xóa bỏ cơ quan chủ quản, thực hiện chế độ sở hữu đối với cơ quan nắm giữ phần lớn vốn của nhà trường. Về tổ chức, giao cho nhà trường được chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy của trường. Về nhân sự, nhà trường được tuyển lao động theo quy định của Luật lao động, xóa bỏ sự phân biệt giữa biên chế và hợp đồng.

Chuyển giao phần lớn các trường đại học cho các tỉnh, thành phố quản lý. Trước đây, Bộ Giáo dục, các Bộ, Ngành trung ương quản lý khoảng 350 trường đại học; 31 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quản lý 800 trường đại học. Thực hiện cải cách hành chính, một số bộ ngành trung ương chuyển thành tổng công ty hoặc sáp nhập với nhau. Do đó một số trường đại học được chuyển giao cho Bộ Giáo dục hoặc chuyển giao cho các địa phương. Hiện nay Bộ Giáo dục và các Bộ, Ngành trung ương quản lý 100 trường đại học, trong đó có 74 trường do Bộ Giáo dục quản lý trực tiếp còn khoảng 1.000 trường do các địa phương quản lý.

Trung Quốc cũng phát triển mạnh mẽ hệ thống các trường ngoài công lập. Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập có số lượng nhiều hơn các trường công lập nhưng quy mô không lớn. Nhà nước quản lý các trường ngoài công lập theo hướng: thừa nhận bằng do các trường cấp (có một trường được cấp bằng đại học, 76 trường được cấp bằng cao đẳng); một số trường chỉ được công nhận bằng khi sinh viên trải qua kỳ thi quốc gia gồm 10 môn bắt buộc; khoảng 800 trường đại học thực hiện đào tạo từ xa nhưng nếu sinh viên muốn có bằng thì phải thi quốc gia.

Trung Quốc tiến hành cấu trúc lại hệ thống giáo dục đại học: 597 viện đại học công lập được tổ chức lại thành 267 trường. Số trường do Bộ Giáo dục và các Bộ, Ngành trung ương quản lý giảm từ 367 xuống còn 100 trường, các trường còn lại do địa phương quản lý mặc dù vẫn được nhận kinh phí từ trung ương.

Tuy giáo dục Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhưng cũng bộc lộ một số điều bất cập như: chất lượng giáo dục không đồng đều, trình độ của người lao động còn thấp chưa thích ứng với yêu cầu điều chỉnh ngành nghề và cạnh tranh quốc tế.

(Hình 2.4)

Mô hình quản lý giáo dục đại học Trung Quốc

2.4.3. Nhật Bản

2.4.3 Nhật Bản:

Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên nhưng đã vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Vì không được thiên nhiên ưu đãi, Nhật Bản đã đầu tư vào con người, thông qua giáo dục để vượt qua những khó khăn của điều kiện tự nhiên 34, tr 40-46.

Việc hiện đại hóa đất nước Nhật Bản không phải là quá trình mang tính tự phát do tác dụng của cách mạng khoa học kỹ thuật như ở nhiều nước phương tây mà đúng là một công cuộc được nhà nước chủ động tiến hành, lấy việc giáo dục nâng cao ý chí của con người làm cơ sở để thực hiện. Do vậy vai trò của việc giáo dục Nhật Bản và pháp luật của giáo dục được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu của quá trình hiện đại hóa.

Ngay từ thời Minh Trị, Nhật Bản đã thành lập Bộ Giáo dục (tháng 9/1872) và ban hành đạo luật về giáo dục gồm 213 điều với 3 đặc điểm chính là: nhà trường cho mọi người; kiến thức dựa vào Âu - Mỹ; đào tạo con người làm giàu cho tổ quốc và bảo vệ đất nước.

Năm 1962 ban hành Luật cải tiến các trường phổ thông kỹ thuật. Năm 1979 ban hành Luật mở rộng các trường bồi dưỡng và năm 1983 Nhật Bản lại

Bộ Giáo dục CHÍNH PHỦ TRUNG ƢƠNG Bộ ngành hữu quan h÷u quan Các tỉnh thành phố 74 trường đại học 26 trường đại học 1000 trường đại học

- Từ thời Minh Trị Nhật Bản đã sớm nhận rõ vai trò, vị trí của giáo dục trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Khẳng định sớm khuynh hướng học tập các nước Âu – Mỹ. - Rất chú trọng về đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc.

- Các chủ trương chính sách và giải pháp phát triển giáo dục đều được luật hóa.

Những thành tựu của giáo dục Nhật Bản đặc biệt là giáo dục đại học là tấm gương cho nhiều nước noi theo. Tuy nhiên giáo dục Nhật Bản cũng đang đứng trước những thách thức và khó khăn. Con đường leo lên bậc thang xã hội là một cuộc cạnh tranh căng thẳng ngay từ các trường trung học đến các trường đại học. Cạnh tranh thi vào những trường đại học danh tiếng mang không khí của một cuộc chiến tổng lực, đòi hỏi nỗ lực của cả gia đình. Quá trình cạnh tranh kéo theo một gánh nặng về kinh tế và gây ra cạnh tranh bằng cấp trong cả nước. Nguyện vọng, lòng nhiệt tình đối với giáo dục và sự hăng hái học tập của người dân Nhật Bản bị các trường hút cạn. Với những nhân tố đó, hệ thống giáo dục Nhật Bản đang lung lay tận gốc rễ bởi những hiện tượng bệnh lý nghiêm trọng như tội phạm vị thành niên, bỏ học, bắt nạt và bạo lực. Những nỗ lực khác nhau nhằm cải thiện tình hình đang được tiến hành thông qua sức mạnh tổng hợp của nhiều người.

2.4.4.Liên Bang Nga

Thời gian gần đây, Liên Bang Nga liên tục có những cải cách hệ thống pháp luật về giáo dục bao gồm: Luật giáo dục liên bang, Luật liên bang về giáo dục đại học và sau đại học. Nhiệm vụ của pháp luật Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục là:

- Phân định thẩm quyền giữa cơ quan trung ương và các cơ quan khác. - Bảo đảm và bảo vệ quyền học tập của công dân.

- Xây dựng và bảo đảm về mặt pháp lý cho các hoạt động và phát triển tự do của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Bảo đảm tính dân chủ trong giáo dục gắn liền với tính công khai. - Đại học công lập do nhà nước cấp ngân sách nhằm cấp học bổng và miễn học phí cho khoảng 30% tổng số sinh viên đã qua thi tuyển, số còn lại phải đóng học phí.

Hoạt động giáo đục đại học tuân thủ nghiêm khắc các nguyên tắc quốc gia của toàn bộ hệ thống giáo dục, đặc biệt là nguyên tắc “tự do, đa nguyên trong giáo dục, quản lý giáo dục theo tinh thần dân chủ và tính tự trị của cơ sở giáo dục”. Có thể nói tinh thần cơ bản có tính chất chỉ đạo trong chính sách quản lý nhà nước đối với giáo dục quốc dân, trong đó có giáo dục đại học chính là tính dân chủ hóa sâu sắc gắn với tính nhân bản và nhân văn.

Nhờ những cải cách liên tục về mặt pháp luật đối với giáo dục đại học nên chất lượng giáo dục đại học của Liên Bang Nga hiện nay được thế giới đánh giá cao.

Luật Giáo dục đại học và sau đại học quy định rõ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng trong công tác nhân sự, trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong kinh tế tài chính và các hoạt động khác theo đúng luật pháp và điều lệ của trường. Các trường chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước xã hội và nhà nước.

Các giảng viên, các nhà nghiên cứu và sinh viên được quyền tự do về học thuật, được trình bày các môn học theo ý kiến riêng của mình, lựa chọn và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo các phương pháp riêng của mình, sinh viên được học theo thiên hướng và nhu cầu của riêng mình 41. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, giáo dục đại học ở các quốc gia trên thế giới có những nét đặc trưng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước nhưng có thể thấy rõ 2 khuynh hướng khác biệt như sau:

- Giáo dục đại học ở các nước phát triển quan tâm đến những thách thức của quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức, phát triển nguồn nhân lực trình độ quốc tế.

- Giáo dục đại học ở các nước đang phát triển quan tâm đến việc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, tin học hóa đào tạo và quản lý các trường đại học, phát triển hệ thống kiểm định chất lượng, tranh thủ hợp tác quốc tế.

Ngoài ra có thể tóm tắt các đặc điểm chung của giáo dục đại học thế giới như sau:

- Hầu hết các quốc gia đều có Luật Giáo dục.

- Sử dụng pháp luật là thước đo chuẩn mực để giải quyết quan hệ giữa giáo dục đại học với thị trường.

- Coi trọng công tác bảo vệ pháp luật nhằm làm trong sạch môi trường giáo dục đại học.

- Dù song song tồn tại 2 loại hình công và tư nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò trọng trách, không để nó bị chi phối bởi quy luật thị trường. Nhà nước vẫn giữ vai trò quản lý trong việc điều chỉnh sự tác động của thị trường nhằm bảo đảm mục tiêu, hiệu quả, công bằng và ổn định.

Vào thời điểm hiện nay, không có gì phải nghi ngờ vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ trong nền giáo dục đại học quốc tế, do nước này chiếm đến hơn một nửa danh sách top 100 trường đại học hàng đầu thế giới và chiếm 8 trong top 10 trường đại học hàng đầu thế giới. Vì vậy có tới 2,5 triệu sinh viên nước ngoài du học đến Hoa Kỳ. Năm 2006, tiền thu được từ học và sinh hoạt phí của sinh viên quốc tế đã mang lại cho nền kinh tế Mỹ tới 14 tỷ USD. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công của giáo dục đại học Mỹ, trong đó có một nguyên nhân dễ nhận thấy là sự phi tập trung hóa, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ.

Kết luận: Giáo dục đại học được hiểu là giáo dục sau trung học, là đỉnh chóp của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là một khách thể trong hệ thống các khách thể của quản lý nhà nước. Xét từ góc độ quản lý hành chính, giáo dục đại học là một nội dung trong các nội dung của quản lý nhà nước. Vì vậy, quản lý nhà nước về giáo dục đại học là một nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về giáo dục nói chung.

Chức năng cơ bản của quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học là hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách đó thông qua hệ thống bộ máy quan chức, công chức và nhân viên hành chính trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Giáo dục đại học được xác định là một loại dịch vụ công mà Nhà nước có trách nhiệm cung ứng cho xã hội, bên cạnh đó còn có sự tham gia của nhiều thành phần khác ngoài Nhà nước. Vì vậy, việc thực hiện hiệu lực quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học còn nhằm mục đích ổn định trật tự trong lĩnh vực xã hội này, hạn chế những tác động tiêu cực của các quy luật

thị trường, định hướng cho quá trình phát triển của nó phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội trong nước và theo kịp xu thế phát triển của thời đại.

Quản lý nhà nước về giáo dục đại học là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều chỉnh toàn bộ hoạt động giáo dục đại học trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu do nhà nước đề ra.

Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học gồm 3 vấn đề chính là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Từ quan niệm tổng quát về quản lý nhà nước về giáo dục đại học, ta có thể đi tới khái niệm về hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học là việc cơ quan nhà nước thể chế hóa chủ trương đường lối phát triển giáo dục đại học của Đảng và nhà nước; kiện toàn và nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước để nó đủ năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về giáo dục đại học và bảo vệ pháp luật về giáo dục đại học.

Muốn nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học, trước hết phải nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, chất lượng bộ máy quản lý nhà nước, tiến hành phân công, phân cấp rõ ràng và đặc biệt phải giao quyền tự chủ thực sự cho các cơ sở giáo dục đại học.

Trong thời gian qua, quản lý nhà nước về giáo dục đại học đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều kết quả góp phần đổi mới giáo dục đại học. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về giáo dục đại học hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: tư duy quản lý cũng như hoạt động thực tiễn chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường và chưa theo kịp sự phát triển của giáo dục đại học; chưa thay đổi phương thức quản lý tập trung kém hiệu quả, chưa phân cấp đáng kể cho các cơ sở giáo dục đại học, các địa phương; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện và kém hiệu lực; bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học thiếu ổn định, năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế; việc kiểm tra,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 66)