Phân cấp quản lý nhà nướcvề giáo dục đại học theo đối tượng và theo chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 146)

- Xây dựng chiến lược nhân lực quốc gia đáp ứng các giai đoạn phá triển kinh tế xã hội của đất nước, đạt quy mô khoảng 450 sinh viên / một vạn

4.3.7.Phân cấp quản lý nhà nướcvề giáo dục đại học theo đối tượng và theo chức năng, nhiệm vụ

và theo chức năng, nhiệm vụ

4.3.7.1.Sự cần thiết phải phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đại học

Ở các nước phát triển, điển hình là Hoa Kỳ, việc phân cấp quản lý giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng cho các địa phương và các co sở giáo dục đã được thực hiện từ rất sớm và đã mang lại cho nền giáo dục đại học của các nước này những thành tựu to lớn.

Hiện nay, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế gắn liền với sự phát triển của kinh tế tri thức, chính phủ các nước đang nỗ lực cải cách quản lý giáo dục đai học mà biện pháp nòng cốt là nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Ngay ở Trung Quốc, một nước có truyền thống tập trung hóa cao độ, thì nay cũng đang ráo riết thực hiện các biện pháp phân cấp quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết của sự phát triển giáo dục đại học.

Ở nước ta, chủ trương phân cấp quản lý cũng đã được đặt ra trong các quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước và cũng đã được luật hóa tại Điều 14 Luật giáo dục 2005 “…thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”.

“Xu thế chung của thế giới ngày nay là chuyển từ nền hành chính truyền thống sang nền hành chính mới. Đó là một nền hành chính có sự phân quyền rộng rãi từ trung ương đến địa phương; quyền tự quản, tự quyết được giao cho chính quyền địa phương theo luật định và cấp trên chỉ thực hiện sự kiểm tra, giám sát về mặt pháp luật đối với những công việc đã phân. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, coi việc tăng cường phân cấp từ trung ương đến địa phương là một trong những nhiệm vụ then chốt của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay…” 74, tr 447- Trần Hồng Hạnh.

Trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng đã và đang thực hiện sự phân cấp quản lý nhà nước và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học. Nhưng việc này bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại cần phải điều chỉnh, thay đổi.

Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, việc phân cấp quản lý nhà nước bắt đầu thực hiện tương đối toàn diện theo Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (có hiệu lực từ 15/02/2011). Việc thực hiện các văn bản này đã làm rõ một số vấn đề phân cấp trung ương-địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa triệt để và chưa thống nhất không chỉ trên phạm vi toàn quốc mà ngay cả trong phạm vi địa phương. Việc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục có nhiều khó khăn: cấp chính phủ, bộ còn nắm giữ nhiều chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.. có thể cần phải phân cấp cho ủy ban nhân dân, sở giáo dục và đào tạo cấp tỉnh; trong khi đó lại bỏ sót hoặc chuyển giao xuống cấp dưới nhiều nhiệm vụ, thẩm quyền thuộc chức năng quản lý vĩ mô của mình.

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, bất cập là nhận thức, quan điểm, chủ trương phân cấp quản lý nhà nước giữa chính phủ và chính quyền cấp tỉnh còn chưa rõ ràng, rành mạch, thiếu nhất quán, còn lo ngại phân cấp mạnh sẽ dẫn tới tình trạng cục bộ, cát cứ, phân tán. Trong chỉ đạo hành động còn thiếu quyết tâm, mạnh dạn từ việc xây dựng ban hành thể chế chính sách đến tổ chức thực hiện, chưa chú trọng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Nhận thức và năng lực của một số cán bộ điều hành ở một số địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực theo quy định. Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa chưa cao.

Căn cứ những phân tích như trên, việc phân cấp quản lý giáo dục đại học có thể thực hiện theo mô hình sau đây:

4.3.7.2. Phân cấp theo đối tượng quản lý

- Bộ Đại học và Khoa học công nghệ chỉ nên quản lý các trường đại học trọng điểm quốc gia theo hướng nghiên cứu cơ bản, có vai trò, vị trí hàng

đầu trong việc đào tạo nhân tài và triển khai nghiên cứu các đề tài cấp nhà nước và khoa học xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ. Và để thực hiện được những nhiệm vụ nêu trên, những trường này cần được ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và được Nhà nước phân bổ ngân sách loại A, được tuyển sinh theo tiêu chuẩn chất lượng không bị ràng buộc bởi chính sách ưu tiên, được hưởng quyền tự chủ cao nhất trong mọi lĩnh vực hoạt động.

- Các Bộ, Ngành được khuyến khích thành lập và quản lý hành chính nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc. Đây là những trường có hướng đào tạo chính là thực hành - nghề nghiệp trình độ cao, đáp ứng trực tiếp nhu cầu nhân lực của Bộ, Ngành chủ quản và triển khai các đề tài nghiên cưu khoa học và chuyển giao công nghệ cấp Bộ.

Các cơ sở này chủ yếu do các Bộ, Ngành đầu tư kinh phí để hiện đại hóa và chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng. Nhà nước có thể hỗ trợ ngân sách tùy thuộc kết quả đạo tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học.

- Các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương được thành lập và quản lý hành chính nhà nước đối với các trường đại học cộng đồng, các trường cao đẳng trực thuộc. Các trường này có sứ mạng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, trước hết để phục vụ nhu cầu của địa phương.

Các trường này chủ yếu do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đầu tư kinh phí để tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng. Nhà nước có thể hỗ trợ ngân sách tùy thuộc kết quả đào tạo của các trường.

Các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có quyền và trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học đóng trên địa bàn, bao gồm cả các trường tư thục, các hình thức đạo tạo thường xuyên, từ xa…

Cách phân cấp như trên có tác dụng phân định rõ ràng cơ cấu trình độ, phân chia minh bạch chương trình đạo tạo, đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm đầu tư, tạo điều kiện để thực hiện việc phân bổ ngân sách mang tính cạnh tranh dựa trên kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung và chương trình giáo dục đại học; hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục đại học và việc thực hiện ngân sách giáo dục đại học.

- Bộ Đại học và Khoa học công nghệ thực hiện những nội dung quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình như: xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục đại học; ban hành chính sách phát triển giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học; điều tiết vĩ mô cơ cấu đạo tạo, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, nội dung, chương trình và quy trình đạo tạo; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật giáo dục đại học.

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, phối hợp với Bộ Đại học và Khoa học công nghệ thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc, trong đó có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của cơ sở giáo dục đại học.

- Các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc, và tất cả các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn, trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; kiểm tra việc chấp hàng pháp luật giáo dục đại học của các cơ sở và các loại hình giáo dục đại học trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, tài chính, cơ sở vật chất cho các trường trực thuộc.

Việc phân cấp như trên phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học, đồng thời xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học, tránh tình trạng trùng lặp hoặc buông lỏng quản lý.

Tóm lại, những phân tích nêu trên, một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục đại học theo đối tượng và theo

chức năng, nhiệm vụ, điều đó cũng có nghĩa là không nên xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản.

Hình 4.1

Mô hình mới quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học

Kết luận:

Trong thời đại ngày nay, không một dân tộc nào có thể đứng vững ở vị trí tiên tiến mà thiếu quốc sách hành đầu là giáo dục đào tạo. Sự phồn vinh của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc vào khả năng học tập của dân chúng. Vì vậy, Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người; cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục đào tạo đặc biệt là về giáo dục đại học. Vì vậy, hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới đều hết sức quan tâm đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục đại học. Đây chính là yêu cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính phủ Hội đồng

Quốc gia giáo dục

Bộ ĐH&KHCN Bộ, Ngành hữu

quan

Các tỉnh thành phố

Các trường đại học trọng điểm theo hướng nghiên cứu

Các trường đại học cộng đồng, cao đẳng, tư thục theo hướng thực hành nghề nghiệp Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc theo hướng thực hành nghề nghiệp

Trên cơ sở các vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục đại học đồng thời trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, trên cơ sở tham khảo một số quy định về quản lý giáo dục đại học của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản để từ đó rút ra các quan điểm chỉ đạo về việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học là khâu then chốt có tính đột phá trong tiến trình đổi mới giáo dục đại học; là quá trình làm cho các trường và toàn hệ thống đổi mới tư duy quản lý, hoàn thiện tính nhân văn, khoa học, hiện đại, phát huy bản sắc dân tộc và kế thừa thành quả giáo dục đại học của thế giới.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải phù hợp thể chế chính trị, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và năng lực bộ máy quản lý nhà nước và là nỗ lực chung của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học và toàn xã hội.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải đạt được các mục tiêu hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới cơ quan quản lý ở cấp bộ, đổi mới hệ thống giáo dục đại học và quan trọng hơn là phải bảo đảm quyền tự chủ thật sự và trách nhiệm xã hội của các trường đại học, cao đẳng trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Trong các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cần chọn lĩnh vực ưu tiên để tạo chuyển biến rõ rệt. Trước hết phải đổi mới tư duy quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước; các cơ quan quản lý phải đủ năng lực bảo đảm môi trường pháp lý tạo hành lang cho mọi hoạt động giáo dục đại học, trước hết phải ban hành Luật Giáo dục đại học. Một trong các ưu tiên là phải thành lập Bộ Đại học và Khoa học công nghệ thay cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời đổi mới hệ thống giáo dục đại học có sự phân tầng rõ rệt theo đối tượng, theo chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý.

Tóm lại, trên cơ sở triết lý giáo dục hiện đại, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải được đổi mới đủ năng lực ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, trong đó xây dựng được các điều kiện vĩ mô, tạo ra không

gian tự do với giới hạn hợp lý phù hợp năng lực của đối tượng quản lý, phát huy tiềm năng sáng tạo, tính chủ động và sự tự tin của mỗi người tham gia hoạt động giáo dục đại học và cảu mỗi cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời phải trao quyền tự chủ rộng rãi kèm theo trách nhiệm xã hội cho các cơ sở giáo dục đại học theo hướng phi tập trung hóa. Các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra giám sát để pháp luật giáo dục đại học được thực thi trong cuộc sống một các suôn sẻ, có hiệu lực và hiệu quả rõ rệt.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học (Trang 146)