3 Dẫn theo Chreang Samphors, (2007), “Evaluating service quality, Customer value, Corporate image, Customer
1.3.1.6. Hình ảnh cơng ty
Theo Kennedy (1997), hình ảnh cơng ty có hai khái niệm chủ chốt, bao gồm chức năng và cảm xúc. Trong đó, khái niệm chức năng liên quan đến đặc tính hữu
hình và có thể đo đếm được, ngược lại, cảm xúc liên quan đến các khía cạnh về tâm lý và chỉ có thể đánh giá thơng qua cảm nghĩ và thái độ đối với một công ty. Những cảm nghĩ này xuất phát tức thời với niềm tin mãnh liệt vào cơng ty. Giá trị hình ảnh cơng ty là cả một q trình dài lâu, thơng qua việc cải tiến nhanh chóng cơng nghệ và những thành tựu ngồi mong đợi. Ngược lại, hình ảnh cơng ty có thể bị hủy hoại bằng việc phớt lờ nhu cầu và mong muốn của những nhóm khách hàng khác nhau, những người có mối liên hệ với cơng ty (Herbig, Milewics và Golden, 1994).
Hình ảnh được khắc vào tâm trí khách hàng từ ý tưởng, cảm nghĩ cho đến những trải nghiệm với công ty và được lưu giữ vào “bộ nhớ”. Hình ảnh cơng ty là một quá trình (Yuille và Catchpole, 1977). Hình ảnh là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và nó có thể được xây dựng bởi chất lượng chức năng và chất lượng kỹ thuật của dịch vụ bên cạnh những yếu tố khác như truyền thống, hệ tư tưởng, sự truyền khẩu, định giá và quan hệ công chúng (Nitin, Deshmukh, và Prem, 2005. Dẫn theo Chreang Samphors, 2007).
Theo Nguyen và Leblanc (1998; 2001) hình ảnh của cơng ty phụ thuộc vào quá trình hình thành và hành vi ứng xử của công ty, chẳng hạn như tên công ty, kiến trúc, sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ và mức truyền đạt mạnh mẽ về chất lượng bởi khả năng của nhân viên đối với khách hàng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình ảnh cơng ty là nhân tố quan trọng đối với sự đánh giá tổng thể về dịch vụ của một công ty (Gummesson và Gronroos, 1988) và nó tác động đến nhận thức của khách hàng về những dịch vụ được cung cấp như sự lựa chọn nhà cung cấp của họ (Anderson và Lindestad, 1998). Hình ảnh cơng ty cịn là ấn tượng chung của công chúng đối với cơng ty (Nguyen và Leblanc, 2001) và có mối quan hệ với nhận thức của khách hàng về nhà cung cấp dịch vụ (Abby, Simon, và Mathew, 1994). Nguyen (2001) đã phát hiện ra rằng, con người thường gắn kết với những hiện thực do cơng ty tạo ra và họ có thể vơ thức hay tỉnh táo lựa chọn những thực tế theo mức độ về niềm tin và thái độ của họ. Vì vậy, những thực tế này được lưu giữ và sau đó được phục hồi để dựng nên hình ảnh của cơng ty (Dẫn theo Chreang
Samphors, 2007). Hình ảnh của cơng ty phụ thuộc vào q trình hình thành và hành vi ứng xử của cơng ty, chẳng hạn như: hình ảnh cơng ty đóng vai trị quan trọng đến nhận thức của khách hàng (người tiêu dùng) trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Rahman, 2012).
1.3.1.7. Niềm tin
Theo Schwitzgebel, Eric (2006), niềm tin là một trạng thái tâm lý của một người mà họ tin vào một điều gì đó là đúng. Niềm tin của khách hàng đóng vai trị quan trọng trong tiếp thị sản phẩm dịch vụ, vì nó tác động đến các quyết định ban đầu về việc mua sắm sản phẩm dịch vụ, những đánh giá về mức độ hài lòng và những hành vi tái mua sắm (Kopalle và Lehman, 2006; Oliver, 1980; dẫn theo Lauren Block và Thomas Kramer, 2008).
Niềm tin có tính chất mê tín, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, đồng thời có thể có những tác động đáng kể về mặt kinh tế. Niềm tin về các con số thường mang những ý nghĩa mê tín nhất định. Có thể thấy các nhà bán lẽ Trung Quốc thường đưa ra các con số có tính chất mê tín trên bảng giá của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (Yang, 2011). Simmons và Schindler (2003) đã tiến hành phân tích 499 bảng giá quảng cáo tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và đưa ra kết luận rằng, trong một dãy số, nếu số cuối cùng là số 4 thì ít được chú ý nhất, cịn số 8 được chú ý nhiều nhất (các hình ảnh ở dưới mang tính minh họa).
Nguồn: soha.vn
Niềm tin có thể phân loại theo hai khía cạnh văn hóa, hoặc cá nhân và nó được cho là mang lại may mắn hay gây ra nỗi bất hạnh, chẳng hạn như niềm tin mang tính chất văn hóa có khả năng tác động đến hành vi tiêu dùng, điều này có thể thấy trong văn hóa Trung Quốc, họ cho rằng số 8 là số mang lại may mắn, số 4 mang lại điềm xấu. Văn hóa phương Tây thì cho rằng, số 13 là số xấu và số 7 là số may mắn (Lauren Block và Thomas Kramer, 2008).
Chính vì sự giao thoa văn hóa trong đời sống và sự tiếp xúc kéo dài xuyên suốt lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, nên quan niệm về các con số trong dãy số tự nhiên có phần tương đồng. Bài viết “Những con số trong văn hóa Trung Quốc” trên trang bách khoa toàn thư Wikipedia, cung cấp những thơng tin chính xác về hiện tượng mê tín liên quan đến những con số. Có thể tóm tắt như sau, số 4 và số 7 là những số kém may mắn, số 6, 8, 9 là những số may mắn, các số cịn lại khơng mang nhiều ý nghĩa. So sánh với quan niệm của người Việt Nam khơng có nhiều khác biệt. Đặc biệt, nếu các số may mắn ghép lại với nhau, ví dụ như 6666, 8888, 9999, (tứ quí), hoặc 6868 (lộc phát, lộc phát) càng được ưa chuộng. Xuất phát từ niềm tin vào số đẹp, số xấu đã thúc đẩy nhiều người đi đến quyết định bỏ nhiều tiền để mua được biển số xe đẹp, số điện thoại đẹp và số điện thoại may mắn.
Trong thực tế đã có những phiên đấu giá số điện thoại đẹp với mức giá trên một tỷ đồng Việt Nam (VND).
Nguồn: vnexpress.net
Nguồn: http://simdepre.vn/phong-thuy.htm
Trong phạm vi nghiên cứu này, niềm tin được hiểu là trạng thái tâm lý của khách hàng mà họ tin vào một điều gì đó là đúng. Đồng thời niềm tin là biến số độc lập được hình thành từ các thuộc tính cơ bản, ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông di động.