Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 29)

- Các luận văn, luận án có liên quan:

2.1.1.1. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa

Trong phạm vi của đề tài này chưa có điều kiện đi sâu vào một vấn đề lý luận lớn và phức tạp của văn hóa học - vấn đề giá trị. Do vậy, chỉ khái quát và nêu lên một quan niệm chung nhất về giá trị và giá trị văn hóa. Theo từ điển tiếng Việt: giá trị “là: cái làm cho một vật có lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó; là: tác dụng, hiệu lực; là: lao động xã hội của những người sản xuất hàng hóa kết tinh trong sản phẩm hàng hóa; là: số đo của một đại lượng, hay số được thay thế bằng một kí hiệu”[106, tr.501]. Như vậy, giá trị là một khái niệm có độ bao quát lớn, một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, theo Trần Ngọc Thêm, tác giả cuốn sách “Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng”, “ở khái niệm này còn tồn đọng rất nhiều vấn đề lý luận chưa được giải quyết thấu đáo”[97, tr.92].

Giá trị được phân ra làm hai loại là giá trị tự nhiên và giá trị xã hội, trong đó giá trị tự nhiên là những tính chất, sự vật có ích nhưng không do con người sáng tạo ra, còn giá trị xã hội gắn liền với con người, do con người sáng tạo ra. Như vậy, giá trị văn hóa đồng nghĩa với giá trị xã hội và bao hàm trong nó các loại giá trị như: kinh tế, chính trị, đạo đức, khoa học, pháp luật... Do đó, không được đồng nhất hoặc đặt giá trị văn hóa ngang hàng với các loại giá trị khác, bởi vì mọi giá trị do con người sáng tạo ra đều thuộc về văn hóa. Giá trị có tính chủ quan, tính lịch sử và tính tương đối. Một sự vật, hiện tượng có giá trị nhiều hay ít phụ thuộc vào năng lực và tâm lý của chủ thể định giá. Mặt khác, một sự vật có giá trị ở giai đoạn lịch sử này, chưa chắc đã còn giá trị ở giai đoạn lịch sử khác, có giá trị ở vùng này và với dân tộc này chưa hẳn đã có giá trị ở vùng khác và với dân tộc khác.

Tính tương đối của khái niệm giá trị cho phép nhìn nhận và phân loại các giá trị thành: giá trị đang hình thành, giá trị đang hiện hành, giá trị đã lỗi thời, giá trị vĩnh cửu, giá trị lịch sử, giá trị hiện thực....

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)