Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh thống nhất chặt chẽ giữa giá trị tư tưởng và giá trị hành

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 124 - 125)

- Các luận văn, luận án có liên quan:

3.2.3. Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh thống nhất chặt chẽ giữa giá trị tư tưởng và giá trị hành

tưởng và giá trị hành vi

Văn hóa chính trị là hệ giá trị được tạo thành trong quá trình ứng xử chính trị, có thể biểu hiện ở những tư tưởng, lý luận hoặc ở những hành động chính trị thực tiễn. Cả hai dạng thức này đều dễ thấy trong VHCT của một cộng đồng, dân tộc, hay một giai cấp, nhưng sẽ là hiếm có ở VHCT của cá nhân. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh là một trong số ít các chủ thể với tính cách là cá nhân sở hữu cả hai dạng thức này. Bởi lẽ, với Hồ Chí Minh, vì thực tiễn mà phải tìm tòi, học tập, nghiên cứu và sáng tạo lý luận. Ngược lại, nghiên cứu, sáng tạo lý luận là để giải đáp đòi hỏi của thực tiễn, cải tạo và biến đổi hiện thực. Vì vậy, mặc dù không chủ trương phấn đấu để trở thành nhà tư tưởng, nhưng với những sáng tạo lý luận trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã xứng đáng là nhà tư tưởng lỗi lạc, được cộng đồng quốc tế công nhận là “Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.

Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của lý luận, Người cho rằng, “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”[58, tr.273-274]. Với quan điểm đó, Người không chỉ tự mình học tập, nghiên cứu lý luận, mà còn rất quan tâm đến việc bồi dưỡng lý luận cho cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, học tập nghiên cứu lý luận là để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn, cho nên, lý luận phải được áp dụng vào thực tiễn, vừa để giải quyết công việc thực tế, vừa để kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận. Là một nhà hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng, lý luận không áp dụng vào thực tiễn là lý luận suông, còn thực tiễn mà không có lý

luận dẫn đường là thực tiễn mù quáng. Do vậy, lý luận và thực tiễn phải luôn gắn liền với nhau, trong đó thực tiễn luôn là tính thứ nhất, là điểm xuất phát, là đối tượng để nghiên cứu và khái quát lý luận. Người chỉ rõ: “Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành”[60, tr.120].

Trong di sản VHCT Hồ Chí Minh, giá trị tư tưởng và giá trị hành vi luôn thống nhất chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Những tư tưởng chính trị của Người đều từng bước được hiện thực hóa và được kiểm nghiệm bằng thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước, thương dân và lòng tự tôn dân tộc không chỉ dừng lại ở giá trị tư tưởng mà đã trở thành hành động cụ thể vượt trùng dương đi tìm đường cứu nước; tìm mọi cách để lật đổ chế độ thuộc địa, nửa phong kiến, thiết lập chế độ chính trị của dân, do dân, vì dân. Cùng với việc nhận thức rõ, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, Người đã tham gia sáng lập một số tổ chức có tính chất quốc tế và đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước có chủ quyền với những chế độ chính trị khác nhau trên thế giới. Không chỉ là một nhà chính trị nói nhiều, bàn nhiều về đạo đức, Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức mới với những biểu hiện cụ thể của hành động trung thành với mục tiêu, lý tưởng và quyền lợi của dân tộc; yêu thương nhân dân, khoan dung, độ lượng với con người; suốt đời cần cù, tiết kiệm, trung thực, thẳng thắn, “Dĩ công vi thượng”…Tấm gương mẫu mực về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành vi, nói và làm của Hồ Chí Minh được biểu hiện sinh động trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người và trở thành nét đặc sắc của VHCT Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)