Thực tiễn chính trị thế giớ

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 76 - 78)

- Các luận văn, luận án có liên quan:

2.3.2.2. Thực tiễn chính trị thế giớ

Bắt đầu từ nửa sau của thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa dưới chủ nghĩa đế quốc với những đòi hỏi bức xúc về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và lợi nhuận, là nguyên nhân chính thúc đẩy các nước đế quốc tiến hành chiến tranh xâm lược các quốc gia nhỏ yếu trên thế giới, biến các nước này thành thuộc địa của chúng. Chủ nghĩa đế quốc, một mặt tranh giành với nhau về lợi ích và quyền lực đối với các thuộc địa,

mặt khác chúng liên kết với nhau thành hệ thống thế giới để nô dịch các nước là thuộc địa. Vì vậy, trên thế giới đã xuất hiện một mâu thuẫn xã hội mới giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc bên cạnh mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân quốc tế với chủ nghĩa tư bản vốn đã gay gắt và kéo dài trong suốt thế kỷ XIX.

Trong khoảng thời gian giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác với tư cách là một học thuyết chính trị đã lan rộng khắp châu Âu và một số châu lục khác. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Lênin ra đời trong bối cảnh CNTB phát triển thành chủ nghĩa đế quốc và học thuyết của C.Mác đang bị chủ nghĩa xét lại xuyên tạc, phủ nhận. Với những nhận thức về một giai đoạn phát triển mới của lịch sử xã hội, chủ nghĩa Lênin đã trở thành “lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa”[77, tr.14]. Trong nhiều tác phẩm của mình, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ngoài các cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc để tranh giành thuộc địa, có thể xảy ra các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (GPDT), và giai cấp vô sản thế giới phải kiên quyết ủng hộ các cuộc chiến tranh này.

Bước sang thế kỷ XX, cuộc đấu tranh GPDT không còn là hành động đơn lẻ của quốc gia này chống lại sự xâm lược và thống trị của quốc gia khác như trước đây. Thực tế đó đã tạo ra tiền đề khách quan, chẳng những để các nước bị áp bức trên thế giới liên kết với nhau mà còn tạo điều kiện để phong trào đấu tranh GPDT ở thuộc địa gắn kết với phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp ở các nước chính quốc. Hồ Chí Minh đã khẳng định, “vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”[54, tr.295].

Tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa đến sự kiện có tính chất bước ngoặt trong lịch sử phát triển của nhân loại, đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng tháng Mười Nga không những đã đưa chủ nghĩa cộng sản từ khoa học trở thành hiện thực bằng việc lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước vô sản mà còn nêu tấm gương sáng về việc giải phóng các dân

tộc bị áp bức, và gây tiếng vang lớn, tác động mạnh mẽ đến các dân tộc thuộc địa. Sự lãnh đạo của Lênin và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến việc ra đời của một loạt các Đảng Cộng sản ở cả châu Âu và châu Á. Đặc biệt là sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3-1919, do Lênin sáng lập, đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản, bảnSơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố. Luận cương này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức và đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng chính trị và lập trường giai cấp của Hồ Chí Minh.

Như vậy, khi Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị cũng là lúc tình hình chính trị thế giới có sự thay đổi lớn. Chủ nghĩa đế quốc đã bộc lộ rõ bản chất hiếu chiến, xâm lược và phản động; chủ nghĩa cộng sản khoa học đã trở thành hiện thực; phong trào đấu tranh GPDT và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế có sự phát triển mạnh mẽ; một tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản toàn thế giới đã ra đời và ủng hộ cho cuộc đấu tranh GPDT của các thuộc địa…Đó là những tiền đề thực tiễn, những yếu tố khách quan tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và phát triển VHCT Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)