- Các luận văn, luận án có liên quan:
2.3.2.2. chí, nghị lực phi thường và thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú
mạng phong phú
Ý chí và nghị lực là yếu tố chủ quan quyết định nhất tạo nên thành công và sự khác biệt giữa các cá nhân. Và, đây là một trong những nhân tố chủ quan của việc hình thành và phát triển VHCT Hồ Chí Minh. Để có thể học tập kinh nghiệm, khám phá và chiếm lĩnh tri thức, giá trị của các nền văn hóa lớn trên thế giới, Người đã khổ công học tập và thông thạo nhiều ngoại ngữ. Mặt khác, để đạt được mục tiêu chính trị của mình, Người luôn chủ động chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để sống, để học tập và làm cách mạng. Trước mọi khó khăn, gian khổ, Người chỉ tâm niệm một điều là “muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải
cao”. Vì vậy, ở Hồ Chí Minh hội tụ nhiều mẫu người, từ người lao động chân tay, đến nhà trí thức, nhà chính trị, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, chủ tịch Đảng, chủ tịch nước. Người đã để lại tấm gương mẫu mực về ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường và về sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động.
Với chủ trương xóa bỏ tận gốc những yếu tố làm tha hóa con người, tạo dựng môi trường xã hội mới để mỗi cá nhân có điều kiện phát triển toàn diện, Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản và khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân để thực hiện mục tiêu chính trị là ĐLDT gắn liền với CNXH. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong cách mạng GPDT, khi thời cơ đến, Hồ Chí Minh khẳng định: "Dù có phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập"[trích theo 24, tr.212-213]. Với quyết tâm đó, khi thực dân Pháp thực hiện mưu đồ nô dịch nước ta một lần nữa, Người đã cùng với Đảng chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa kháng chiến với kiến quốc, nhằm từng bước đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và đánh bại sự xâm lược của đế quốc Pháp.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, mặc dù đất nước ta còn tạm thời chia cắt làm hai miền, nhưng trung thành với mục tiêu chính trị đã xác định, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quyết tâm đưa miền Bắc quá độ lên CNXH. Bởi lẽ, theo Người: "Trong gần một trăm năm qua, Việt Nam ta là một nước thuộc địa và nửa phong kiến. Kinh tế rất lạc hậu và gồm có nhiều thành phần phức tạp, sức sản suất chưa được phát triển, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân thấp kém. Muốn biến đổi tình hình nghèo nàn ấy thì miền Bắc phải tiến lên chủ nghĩa xã hội"[61, tr.372]. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, mang không quân đánh phá miền Bắc, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…song nhân dân Việt Nam quyết không sợ!Không có gì quý hơn độc lập, tự do”[68, tr.131]. Trước khi qua đời, trong Di chúc, Người viết: "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"[68, tr.624].
Nhân tố chủ quan của VHCT Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tính phong phú, đa dạng của các hoạt động cách mạng mà Người đã trải qua nhưng chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là vì dân, vì nước. Người đã đến nhiều nơi, hòa mình vào cuộc sống của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước mà Người đã đi qua, tham gia nhiều tổ chức chính trị như:Hội những người lao động hải ngoạitại Anh; Công đoàn xí nghiệp kim khí quận 17 Paris; tham giaĐảng xã hội Phápvà là thành viên sáng lậpĐảng Cộng sản Pháp; tham gia sáng lậpHội Liên hiệp thuộc địa; tham gia thành lậpHội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức; sáng lậpHội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; Sáng lậpĐảng Cộng sản Việt Nam…Những hoạt động đó đã làm cho tư tưởng và hành động chính trị của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị dân tộc mà còn có giá trị thời đại.
Tiểu kết chương 2
Văn hóa chính trị của mỗi cá nhân là sản phẩm của một nền VHCT, chịu sự chi phối, tác động bởi VHCT của cộng đồng, nhưng cũng có vai trò nhất định trong việc bảo tồn, duy trì và phát triển VHCT của cộng đồng. Trong đó, một số cá nhân tiêu biểu như các lãnh tụ chính trị, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc…thì VHCT của riêng họ không chỉ là sự hội tụ và tỏa sáng của VHCT truyền thống mà còn là nhân tố tác động, làm thay đổi về chất VHCT truyền thống của cả một cộng đồng, dân tộc.
Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là những giá trị nhân văn, nhân đạo của tư tưởng và hành động chính trị thực tiễn, là bộ phận cơ bản, nền tảng trong chỉnh thể văn hóa của Người. Mọi tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh đều hướng tới mục tiêu, lý tưởng chính trị mà Người đã xác định. Vì vậy, VHCT Hồ Chí Minh cần được tiếp cận theo nghĩa rộng với tính cách là tổng hòa các giá trị Chân, Thiện, Mĩ của những tư tưởng và hành vi chính trị mà Người đã sáng tạo ra trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Mặt khác, VHCT Hồ Chí Minh là VHCT của một cá nhân, nhưng là một cá nhân tiêu biểu, một lãnh tụ chính trị của Đảng và của dân tộc Việt Nam. Do đó, những phẩm chất, nhân
cách trong ứng xử chính trị; cách thức tham dự và dấn thân vào sự nghiệp chính trị để sáng tạo ra những sản phẩm có giá trị Chân, Thiện, Mĩ, có tính nhân văn, nhân đạo về tư tưởng và hành vi chính trị cùng trật tự có tính hệ thống của những yếu tố đó chính là cấu trúc của VHCT Hồ Chí Minh.
Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là kết quả của sự tích hợp, thâu thái, chắt lọc các giá trị bền vững trong VHCT truyền thống của dân tộc và nhân loại, đặc biệt là giá trị VHCT của chủ nghĩa Mác - Lênin, để giải quyết mâu thuẫn của thực tiễn chính trị Việt Nam trong bối cảnh chung của tình hình chính trị thế giới. Vì vậy, VHCT Hồ Chí Minh phản ánh sâu sắc những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của Người. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố khách quan và chủ quan đó đã sản sinh ra một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản của VHCT Việt Nam.
Chương 3