Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh luôn thể hiện tính nhân văn triệt để cả trong tư tưởng và hành động chính trị

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 125 - 130)

- Các luận văn, luận án có liên quan:

3.2.4. Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh luôn thể hiện tính nhân văn triệt để cả trong tư tưởng và hành động chính trị

cả trong tư tưởng và hành động chính trị

Một trong những nét nổi bật và là đặc trưng cơ bản của VHCT Hồ Chí Minh là ở tính nhân văn triệt để của những tư tưởng và hành động chính trị mà Người đã thực hiện trong suốt quá trình hoạt động cách mạng. Điều đó không chỉ thể hiện ở quan niệm về con người, ở mục tiêu, lý tưởng mang lại

độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân mà còn ở sự ứng xử cụ thể với mỗi nhân cách, phẩm giá và thân phận con người. Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh có cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng, bao hàm cả tính cá nhân và tính cộng đồng. Người đã chỉ rõ: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”[59, tr.130].

Với quan niệm đó, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng, mà trái lại, rất cụ thể, thiết thực, rộng lớn và bao trùm. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trừ những kẻ thực dân, đế quốc, những kẻ áp bức, bóc lột, còn lại những người lao động, những người bị áp bức trên khắp thế giới, không phân biệt màu da, tiếng nói, chữ viết đều là anh em, đều là những người cần được giải phóng, được yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ. Đề cao con người, nhất mực yêu thương, quý trọng con người nên trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn tìm phương pháp ít đổ máu nhất. Chính vì lẽ đó mà trong khởi nghĩa giành chính quyền, Người luôn chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, trong đó đấu tranh chính trị của quần chúng đóng vai trò quyết định. Trong kháng chiến chống Pháp, Người đã từng nói, “máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”[57, tr.510].

Trong quá trình bảo vệ thành quả cách mạng, Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách ngăn chặn, đẩy lùi chiến tranh. Người đã khẳng định với các phóng viên Pháp rằng: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh”[57, tr.526]. Để ngăn chặn chiến tranh, Hồ Chí Minh đã ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946. Tuy nhiên, khi thực dân Pháp bội ước, cố tình gây chiến tranh, Hồ Chí Minh và Đảng ta kiên quyết phát động toàn dân đứng lên chiến đấu, kết hợp tiến công quân sự với công tác binh, địch vận và khi có thời cơ, tiến hành đấu tranh ngoại giao buộc Pháp ký kết hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc đổ máu cho cả hai bên tham chiến. Một chính trị gia của Pháp

là Jean Sainteny - người đại diện cho chính phủ Pháp ký với Hồ Chí Minh Hiệp định sơ bộ năm 1946 đã viết: “Ngay từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên với Hồ Chí Minh, tôi đã có cảm tưởng rằng con người khắc khổ đó, với bộ mặt thể hiện đồng thời sự thông minh, mưu trí và tinh tế, là một nhân vật thượng đẳng…Những hành động, thái độ của Người, tất cả đều thuyết phục là Người không muốn dùng giải pháp bạo lực”[8, tr.102]. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh đặt mục tiêu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” để thu non sông về một mối chứ không chủ trương tiêu diệt nhiều binh lính đối phương.

Tính nhân văn triệt để của VHCT Hồ Chí Minh còn được khẳng định bởi tính chất và phạm vi của sự nghiệp giải phóng được thể hiện trong lý tưởng và hành động chính trị của Người. Với Hồ Chí Minh một chế độ chính trị ưu việt phải gắn liền với ĐLDT, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân và độc lập của dân tộc mình phải trên cơ sở tôn trọng độc lập của các dân tộc khác. Một chính khách nước ngoài đã viết:

Ưu điểm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không chỉ đấu tranh cho một lá cờ, cho một sự giải phóng ở bề mặt bên ngoài, Người muốn tiến hành một cuộc chiến đấu cho phẩm giá con người, cho sự giải phóng và phúc lợi của toàn dân và nhờ thế mà cuộc cách mạng do Người phát động đã mang tầm cỡ thế giới.[8, tr.112].

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị mà cả tư tưởng và hành động đều thể hiện rõ sự kết hợp chặt chẽ giữa ba sự nghiệp giải phóng. Trong đó, GPDT là tiền đề để giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Ngược lại, giải phóng giai cấp và con người là điều kiện bảo đảm cho GPDT được bền vững. Ba sự nghiệp giải phóng này là ba cấp độ mục tiêu khác nhau của con đường cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam. Tuy nhiên, chúng không tách rời nhau mà có mối quan hệ biện chứng, trong GPDT đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và con người. Mỗi bước phát triển của cách mạng GPDT cũng như cách mạng XHCN phải là một bước tiến mới của

sự nghiệp giải phóng giai cấp và con người. Do đó, ngay sau khi giành độc lập, Người phát động phong trào xóa đói, xóa mù chữ; sớm xây dựng thể chế chính trị dân chủ; kết hợp kháng chiến với kiến quốc; kết hợp cách mạng XHCN ở miền Bắc với cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Trong Di chúc, đoạn viết năm 1968, Người đã căn dặn Đảng ta phải quan tâm đầu tiên đến con người, đặc biệt là những người đã cống hiến sức lực, trí tuệ, đã hy sinh xương máu và tính mạng của họ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Tư tưởng và hành động kết hợp chặt chẽ ba sự nghiệp giải phóng nêu trên là một trong những đặc trưng cơ bản của VHCT Hồ Chí Minh.

Tiểu kết chương 3

Với tính cách là một chỉnh thể thống nhất giữa con người chính trị, hoạt động chính trị và sản phẩm chính trị nhằm giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn chính trị Việt Nam, giá trị của VHCT Hồ Chí Minh được thể hiện ở ba nhóm giá trị cơ bản, đó là:nhóm những giá trị tư tưởngbao gồm: tri thức chính trị, niềm tin chính trị và phương pháp, phong cách chính trị của Người;nhóm các giá trị hành vithể hiện ở năng lực hoạt động lý luận và thực tiễn chính trị, ở việc xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng hệ thống chính trị thực sự của dân, do dân, vì dân;nhóm các giá trị nhân cách chính trịbiểu hiện ở việc: luôn đề cao vai trò của nhân dân, lấy dân làm gốc, luôn giải quyết hài hòa giữa đạo đức chính trị với cách thức đạt được các mục tiêu chính trị và ở phẩm chất cần kiệm liêm chính, luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là VHCT của một cá nhân với tính cách là lãnh tụ chính trị của Đảng, của dân tộc, có những đặc trưng nổi bật dễ nhận biết và phân biệt với VHCT của những cá nhân lãnh tụ khác: thứ nhất, VHCT Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự kết hợp các giá trị chính trị cổ, kim, đông, tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại. Tất cả được tích hợp, bổ sung cho nhau và tỏa sáng thông qua nhân cách chính trị của Người; thứ hai, VHCT Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự hài hòa giữa tính dân tộc và tính quốc tế, tính phổ biến và tính đặc

thù;thứ ba,VHCT Hồ Chí Minh thống nhất giữa những giá trị tư tưởng với những giá trị hành vi, giữa nói và làm, chú trọng nêu gương;thứ tư,VHCT Hồ Chí Minh luôn thể hiện rõ tính nhân văn triệt để cả trong tư tưởng và hành động chính trị.

Tóm lại, VHCT Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữa các yếu tố tư tưởng, hành vi và nhân cách chính trị có đặc trưng riêng và có giá trị bền vững trong nền VHCT Việt Nam.

Chương 4

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 125 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)